7 cách trị rôm sảy cho trẻ cực đơn giản mà hiệu quả

Rôm sảy là một trong những bệnh phổ biến trong mùa nắng, có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Có nhiều cách để trị rôm sảy, trong đó, một số cách chữa rôm sảy tại nhà với các loại nguyên liệu tự nhiên được khá nhiều bố mẹ lựa chọn và sử dụng.

Không ít thành phần tự nhiên xung quanh chúng ta có khá nhiều lợi ích đối với làn da. Hầu hết đặc điểm chung của các loại nguyên liệu tự nhiên chữa rôm sảy là đều có tính hàn, mát. Tác dụng chính của các loại nguyên liệu này là thanh nhiệt, làm sạch ngoài da. Từ đó giúp cho tình trạng rôm sảy giảm khó chịu và lặn dần.

cách trị rôm sảy đơn giản
7 cách đơn giản trị rôm sảy dễ thực hiện tại nhà

7 cách trị rôm sảy cho trẻ được nhiều người lựa chọn

Để cải thiện tình trạng rôm sảy cho trẻ, có khá nhiều nguyên liệu tự nhiên được lựa chọn. Tuy thường được dùng cho trẻ em, nhưng đối với những trường hợp rôm sảy ở người lớn cũng có thể sử dụng để giảm ngứa. Các loại nguyên liệu dưới đây đều khá dễ kiếm, cách làm đơn giản và dễ thực hiện tại nhà.

1. Chữa rôm sảy với khổ qua

Khổ qua (tên khoa học Momordica charantia L.) ở một số nơi còn gọi là mướp đắng. Ngoài công dụng làm thực phẩm, sấy khô làm thuốc, khổ qua còn được dùng để cải thiện chứng rôm sảy, ngứa ngáy ở trẻ em và người lớn. Trong thành phần của khổ qua có khá nhiều thành phần bao gồm:

  • Harantin.
  • Polypeptid-P.
  • Vicine.
  • Một số chất xơ.
  • Momorcharin.

Tính kháng khuẩn của khổ qua, mướp đắng được đánh giá khá cao. Trong đó, thành phần momorcharin có tác dụng kháng khuẩn, loại bỏ một số loại vi khuẩn có hại trên da như vi khuẩn pseudomonas, siêu vi polio, vi khuẩn herpes. Dân gian thường dùng khổ qua làm giảm triệu chứng các bệnh ngứa ngáy, dị ứng, nổi mề đay, rôm sảy, vảy nến.

Chuẩn bị:

  • Khổ qua khoảng 2 quả nhỏ hoặc 1 quả lớn.

Thực hiện:

  • Khổ qua đem rửa và để ráo.
  • Đem khổ qua cắt thành miếng nhỏ, sau đó đem nấu với nước sôi.
  • Sau khi nước đã sôi, để nguội bớt và đem chắt lấy nước, pha với nước tắm để giảm chứng rôm sảy.
chữa rôm sảy bằng khổ qua, mướp đắng
Khổ qua hay mướp đắng có tính mát, tốt cho trẻ em và người lớn bị rôm sảy

2. Chữa rôm sảy với lá tía tô

Lá tía tô (tên khoa học là Perilla frutescens L.) một trong những loại dược liệu gần họ với húng, thuộc họ cây hoa môi. Loại lá này khá phổ biến ở nước ta, thường được sử dụng như một loại rau thơm để tăng hương vị món ăn. Thành phần của lá tía tô chủ yếu là nước tinh dầu và thành phần citral. Trong đó có khá nhiều loại tinh dầu như:

  • Perillaldehyd.
  • L – perrila alcohol.
  • Hydrocumin.
  • Bergamoten.
  • Linalool perillaldehyd.

Lá tía tô thường sử dụng khá nhiều để chữa một số bệnh thông thường như suyễn, ho có đờm, một số bệnh đau nhức, tê thấp, một số chứng ngoài da, dị ứng,… Cách chữa mề đay bằng lá tía tô khá đơn giản và dễ thực hiện.

Chuẩn bị:

  • Lá tía tô khoảng một nắm (150 – 200 gram).

Thực hiện:

  • Lá tía tô ngâm với nước muối sau đó rửa sạch.
  • Đem vò nát lá tía tô sau đó đun nước sôi khoảng 10 – 15 phút.
  • Để cho nước lá tía tô nguội bớt sau đó pha với nước mát để tắm.

3. Chữa rôm sảy với lá dâu tằm

Dâu tằm (tên khoa học Morus L.) là một trong những loại cây có hoa khá phổ biến. Quả dâu tằm thường làm thực phẩm trong khi lá thường dùng để làm thuốc. Lá dâu tằm có chứa khá nhiều thành phần kháng khuẩn, giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu ngoài da. Dùng lá dâu tằm chữa rôm sảy cũng khá đơn giản, dễ thực hiện:

Chuẩn bị:

  • Lá dâu tằm khoảng một nắm.

Thực hiện:

  • Ngâm lá dâu tằm trong nước muối sau đó rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho lá dâu tằm vào nồi nước, nấu với khoảng 2 lít nước khoảng 10 – 15 phút cho đến khi nước sôi.
  • Tắt bếp và để cho nguội bớt sau đó pha loãng với nước tắm để ngâm rửa, vệ sinh da, giúp cải thiện mẩn ngứa, rôm sảy trên da.
  • Cách này có thể áp dụng liên tục khoảng  3 – 5 ngày để cải thiện tình trạng rôm sảy.
lá dâu tằm chữa rôm sảy
Lá dâu tằmg chữa rôm sảy

4. Chữa rôm sảy với lá lá khế

Lá khế (tên khoa học Averrhoa carambola L.) được sử dụng khá phổ biến trong dân gian để chữa một số chứng bệnh ngoài da như rôm sảy. Nguyên nhân do trong lá khế có thành phần chính là một số acid hữu cơ và các loại tinh dầu. Phổ biến nhất là:

  • Acid succinic.
  • Acid oxalic.
  • Acid tartric.
  • Acid citric.

Chuẩn bị:

  • Lá khế khoảng 1 nắm.

Thực hiện:

  • Ngâm nước muối sau đó rửa lá khế cho sạch, tách bỏ phần gân lá khế, chỉ giữ lại xác lá.
  • Đem lá khế cho vào nồi đun sôi cùng với một ít muối trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Để cho nước lá khế nguội sau đó pha với nước tắm để tắm cho bé. Có thể thự chiện cách này khoảng 3 – 4 ngày.

5. Chữa rôm sảy với lá trà xanh

Lá trà xanh (Camellia sinensis L.) là nguyên liệu được sử dụng phổ biến ở các nước châu Á để dùng làm thức uống. Đồng thời lá trà xanh cũng có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe, nhất là sức khỏe làn da. Thành phần đáng chú ý trong lá trà xanh là epigallocatechin gallate (EGCG), một chất chống oxy hóa và kháng khuẩn khá mạnh. Có thể sử dụng lá trà xanh chữa rôm sảy, mẩn ngứa với các bước khá đơn giản.

Chuẩn bị:

  • Lá trà xanh khoảng một nắm, chọn loại tươi.

Thực hiện:

  • Đem lá trà xanh ngâm với nước muối sau đó rửa sạch.
  • Vò nát phần lá trà xanh đã chuẩn bị sau đó hòa cùng với một ít muối và đem hãm với nước ấm.
  • Bỏ phần nước đầu tiên sau đó cho nước thêm và đun sôi khoảng 10 – 15 phút.
  • Đem nước lá trà xanh để cho nguội bớt rồi pha với nước tắm để làm sạch da.

6. Chữa rôm sảy với lá kinh giới

Lá kinh giới (Elsholtzia ciliata) là loại lá thường dùng làm rau mùi hoặc làm thuốc. Loại lá này cũng chứa khá nhiều tinh dầu, có tác dụng gần giống với lá tía tô. Có thể sử dụng lá kinh giới để chữa các chứng ngứa ngoài da do rôm sảy, dị ứng, mẩn ngứa, mề đay, làm dịu và mát da.

Chuẩn bị:

  • Một nắm lá kinh giới (khoảng 150 – 200 gram).

Thực hiện:

  • Đem lá kinh giới ngâm với nước muối, rửa sạch và để ráo.
  • Vò nát lá kinh giới rồi cho vào nồi nấu sôi với 2 lít nước trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Chắt nước lá kinh giới, để cho nguội bớt rồi pha với nước tắm để giảm ngứa, cải thiện tình trang khó chịu do rôm sảy, mẩn ngứa.
chữa rôm sảy bằng lá kinh giới
Chữa rôm sảy bằng lá kinh giới

7. Chữa rôm sảy với lá hẹ

Lá hẹ (tên khoa học Allium tuberosum) là vị thuốc và rau rất lành tính. Khác với các nguyên liệu kể trên, hẹ không dùng ngâm rửa ngoài da hay tắm mà thường dùng nấu nước uống để thanh lọc cơ thể, tăng cường khả năng giải độc. Từ đó cải thiện đáng kể tình trạng khó chịu ngoài da. Cách dùng lá hẹ cũng khá đơn giản và dễ thực hiện:

Chuẩn bị:

  • Lá hẹ tươi khoảng 1 nắm.

Thực hiện:

  • Ngâm nước muối và rửa lá hẹ tươi cho sạch.
  • Lá hẹ đem cắt thành khúc ngắn khoảng 2 – 3 cm.
  • Nấu với khoảng 200 ml nước cho đến khi sôi thì nhỏ lửa.
  • Nấu cạn còn khoảng 100 ml là được, sau đó tắt bếp, để nguội.
  • Dùng nước lá hẹ để uống, giúp giảm ngứa và cải thiện các triệu chứng khó chịu.

Trên đây là 7 cách trị rôm sảy với các loại nguyên liệu tự nhiên dễ sử dụng và thực hiện tại nhà. Bạn có thể tham khảo và thực hiện tại nhà để chữa mẩn ngứa, khó chịu và rôm sảy. Chúc bạn thực hiện thành công và sớm cải thiện tình trạng này.

Hiểu thêm về chứng rôm sảy:

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:11 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn