Bệnh chàm khô là gì ?

Bệnh chàm khô là một thể bệnh chàm thường gặp với biểu hiện khô nứt nẻ, rướm máu ở vùng da lòng bàn tay, bàn chân khi trời lạnh hoặc khi tiếp xúc hóa chất. Bệnh chàm khô khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt và lao động, ảnh hưởng đến khả năng năng làm việc và chất lượng cuộc sống.

Bệnh chàm khô là gì ?

Bệnh chàm khô là một thể bệnh chàm thường gặp với biểu hiện khô nứt nẻ, rướm máu ở vùng da lòng bàn tay, bàn chân khi trời lạnh hoặc khi tiếp xúc hóa chất. Bệnh chàm khô khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt và lao động, ảnh hưởng đến khả năng năng làm việc và chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây bệnh chàm da khô

Cũng như những thể bệnh chàm khác, nguyên nhân gây bệnh chàm khô là do cơ địa, tiếp xúc với các dị nguyên và do di truyền. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông lạnh, khi thời tiết khô hanh, độ ẩm và áp suất không khí xuống thấp khiến da dẻ bị khô ráp, nứt nẻ. Đặc biệt, khi bệnh nhân tiếp xúc với hóa chất như xà phòng có tính kiềm mạnh, các chất tẩy rửa… thì các triệu chứng của bệnh càng trở nên nghiêm trọng.

Triệu chứng của bệnh chàm khô là gì?

Bệnh chàm khô được biểu hiện bởi tình trạng da khô nứt nẻ, thô ráp, bong tróc, rướm máu ở lòng bàn tay, bàn chân. Các triệu chứng cụ thể của bệnh chàm khô như sau:

  • Ngứa da, nổi phù:

Đầu tiên, bệnh nhân có cảm giác ngứa da, cào gãi gây tổn thương da và gây nổi phù.

  • Nổi mụn nước:

Sau khi da nổi phù, các mụn nước xuất hiện từ 2-3 ngày và có thể tự vỡ hoặc bị tác động và vỡ ra. Khi mụn nước vỡ sẽ tạo thành các mảng da dày có màu vàng, rất dễ bị bội nhiễm, viêm loét.

  • Bong tróc da:

Sau khi tổn thương khô lại sẽ tạo thành lớp da chết, khô và dễ bong tróc thành từng mảng. Lớp da mới sẽ tự bong vẩy trắng, khiến da trở nên khô sần. Nếu mụn nước không xuất hiện lại thì vùng da này sẽ trở lại bình thường và ít khi để lại sẹo nếu không bị bội nhiễm.

Có thể chia quá trình phát triển của bệnh chàm khô thành 2 giai đoạn sau đây:

  • Giai đoạn cấp tính

Đây là giai đoạn đầu tiên khi bệnh mới vừa xuất hiện, các triệu chứng chàm khô ở giai đoạn này khá nhẹ, da chỉ bị nổi ban hồng, phù nề và có tiết dịch, hơi đau rát.

  • Giai đoạn mãn tính

Lúc này bệnh đã nhiễm khuẩn khá nặng, vùng da tổn thương bị sừng hóa nên khô ráp, nứt nẻ dễ chảy máu, gây ngứa ngáy vô cùng khiến bệnh nhân không thể chịu nổi. Việc sử dụng thuốc làm mềm da và chống khô da trong giai đoạn này là điều cần thiết.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO:

Để phòng bệnh chàm khô, mọi người nên hạn chế tiếp xúc với các hóa chất, đặc biệt là vào mùa lạnh. Nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, có độ ẩm cao, có độ kiềm thấp và không chứa các thành phần kích ứng da. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bàn tay và bàn chân để đảm bảo da không bị khô, bong tróc, tạo điều kiện cho bệnh chàm khô xuất hiện. Khi phát hiện các biểu hiện của bệnh chàm khô như trên, người bệnh cần nhanh chóng đi khám và điều trị kịp thời.

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn