Bệnh tổ đĩa là gì?

Bệnh tổ đỉa là gì? Hãy tìm hiểu để biết thêm kiến thứ về bệnh tổ đỉa là gì để kịp thời loại bỏ căn bệnh kinh khủng này ra khỏi cuộc sống của bạn.

Bệnh tổ đỉa là gì?

m

Khái niệm về căn bệnh tổ đỉa là gì

 Tổ đỉa là một loại đặc biệt của bệnh chàm, có tên khoa học là Dysidrose. Bệnh khư trú ở các vùng rìa ngón tay và lòng bàn tay, bàn chân. Đối tượng mắc bệnh này thường trong độ tuổi 20-40 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

n

– Thời tiết: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết như nóng ẩm, khô lạnh,… khiến cơ thể không kịp thích ứng và có thể gây ra các bệnh ngoài da như vảy nến, mẩn ngứa, dị ứng thời tiết,…

– Môi trường: Khi môi trường xung quanh không vệ sinh, nguồn nước ô nhiễm thì dễ gây tổ đĩa; mưng mủ do liên cầu trùng thể tổ đỉa, bị nấm kẽ tay kẽ chân là không thể tránh khỏi.

– Hóa chất: Những ngừơi thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại mà không có đồ bảo hộ cũng có khả năng bị tổ đỉa, mề đay ma

– Sức khỏe yếu: Khi sức đề kháng trong cơ thể yếu, không thể chống chọi được các vi khuẩn và vi rút gây bệnh thì biểu hiện bên ngoài như ngứa da, nổi mẩn đỏ sẽ xuất hiện đầu tiên.

– Dị ứng thức ăn và đồ vật: Có rất nhiều người cơ địa không thích hợp với món ăn hay với vật dụng nào đó mà vô tình chạm vào sẽ có khả năng gây dị ứng hay gây ra bệnh tổ đỉa.

Biểu hiện bệnh tổ đỉa

– Khi bắt đầu, triệu chứng thường là da khu vực lòng bàn tay, chân và rìa ngón khô, rát và ngứa.

– Mụn nước màu trắng xuất hiện và khư trú nơi lòng bàn tay, bàn chân và đặc biệt là bên rìa ngón tay, ngón chân, mun nước nhô lên khỏi bề mặt da và có thể tụ lại thành một mảng.

–  Khi mụn nước vỡ ra sẻ để lại một mảng da màu vàng đục và da tróc ra, sau đó khô lại.

– Nếu các khu vực tổ đỉa này bị nhiễm khuẩn thì se khiến bệnh nhân nóng sốt. Lúc này, các bọng nước sẽ to và sâu hơn, gây ngứa dữ dội và bệnh nhân bị sưng hạch bạch huyết.

n1

Vài mẹo chữa bệnh tổ đỉa tại nhà

– Mẹo 1: Đem 50g lá đào tươi rửa sạch và giã nhuyễn, đắp lên tổ đĩa mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút.

– Mẹo 2: 15g bột đại hoàng đem tẩm cùng rượu trắng và xoa lên tổ đĩa mỗi ngày 2 lần.

Làm sao để ngăn ngừa bệnh tổ đỉa

– Khi thời tiết thay đổi, phải biết cách bảo vệ cơ thể bằng cách mặc quần áo phù hợp và mang khẩu trang khi ra đường.

– Vệ sinh môi trường xung quanh, đặc biệt là nên dùng nước sạch sinh hoạt, không nên tắm sông, suối khi nguồn nước sông, suối ô nhiễm.

– Khi làm việc trong môi trường hóa chất độc hại thì phải có dụng cụ bảo hộ và khi về nhà nên vệ sinh thân thể sạch sẽ.

– Tăng cường sức đề kháng bằng cách siêng tập thể dục và ăn uống đầy đủ dưỡng chất.

– Khi phát hiện cơ thể dị ứng với món ăn hay vật dụng nào đó thì không nên tiếp xúc với chúng nữa.

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:03 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn