Bệnh vảy phấn hồng có lây không?- Hỏi đáp cùng chuyên gia

Vảy phấn hồng là bệnh ngoài da có thể mắc phải do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, chủ yếu do virus. Chính vì vậy nhiều bệnh nhân lo lắng không biết bệnh vảy phấn hồng có lây không? Virus gây bệnh vảy phấn hồng liệu có thể phát tán và lan rộng? Dưới đây là một số vấn đề bạn cần biết xung quanh căn bệnh ngoài da này.

bệnh vảy phấn hồng có lây không
Bệnh vảy phấn hồng có lây không?

Bệnh vảy phấn hồng có lây không?

Đây là thắc mắc chung của khá nhiều bệnh nhân khi mắc phải bệnh vảy phấn hồng. Tuy nhiên hiện nay vấn đề vảy phấn hồng có lây hay không vẫn còn đang gây tranh cãi. Hiện tại, các chuyên gia chỉ mới biết được vai trò gây ra bệnh liên quan trực tiếp đến  virus HHP6, virus HHP7. Những thời điểm dễ bùng phát bệnh là vào mùa xuân và mùa thu.

Một số nghiên cứu cho thấy bệnh vảy phấn hồng (hay vảy phấn hồng Gibert) dễ bùng phát thành các đợt dịch nhỏ nhưng chưa rõ bệnh nhân chủ yếu mắc bệnh do virus ngoài môi trường hay có lây trực tiếp từ người sang người hay không. Ngoài ra, một số loại thuốc như ketotifen, thuốc omeprazon, thuốc terbinafin, thuốc metronidazon,… được cho là có liên quan nhất định đến sự bùng phát của bệnh.

Chính vì chưa rõ bệnh có lây hay không nên khuyến cáo của các chuyên gia là nên chủ động phòng bệnh, không chủ quan. Rất may, đây là một căn bệnh ngoài da khá lành tính, có thể tự khỏi sau một thời gian nên không nguy hiểm cho sức khỏe của người mắc phải.

Làm thế nào để biết mình đã mắc bệnh vảy phấn hồng

Thông thường, người bị mắc phải vảy phấn hồng (pink lichen Gibert) thường có một số đặc điểm dễ nhận biết bao gồm:

  • Da có các thương tổn dạng hình tròn hay bầu dục.
  • Thương tổn trên da có giới hạn rõ, tùy trường hợp mà kích thước thương tổn có thể từ 2 – 10 cm.
  • Quan sát vùng da vảy phấn hồng, vùng bờ xung quanh thường hồng tươi, vùng tâm giữa nhạt màu hơn và hơi nhăn.
  • Giữa hai vùng da ngoài và trong có lớp vảy mỏng dính vào da.

Bệnh dễ bị nhầm lẫn với bệnh lác đồng tiền hay bệnh vảy nến ngoài da. Do đó tốt nhất là bạn nên thăm khám sớm để có được chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh. Thông thường, ở bệnh nhân mắc phải vảy phấn hồng Gibert các mảng vảy sẽ tự bong tróc dần sau một thời gian ngắn.

Thường sau 1 đến 2 tuần tính từ ngày khởi phát các triệu chứng vảy sẽ bong dần. Quá trình bong có thể dài ngắn khác nhau, trung bình từ 2 –  8 tuần. Cá biệt có một số trường hợp kéo dài trên 8 tuần. Sau khi bong, da không có dấu hiệu thương tổn cũng như sẹo.

dấu hiệu bệnh vảy phấn hồng trên da
Dấu hiệu bệnh vảy phấn hồng trên da

Một số lưu ý khi mắc bệnh vảy phấn hồng

Vảy phấn hồng tương đối lành tính, thường chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bệnh nhân. Việc điều trị bệnh cũng không quá phức tạp. Tuy nhiên, để điều trị nhanh, tránh kéo dài và đạt hiệu quả điều trị cao, bạn cần chú ý một số vấn đề như:

  • Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh. Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để giữ sức khỏe và hệ miễn dịch.
  • Vệ sinh cơ thể với các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ. Tránh lạm dụng các sản phẩm có tính kiềm cao, tính tẩy mạnh sẽ mất cân bằng pH và ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da.
  • Nên tắm với nước ấm là tốt nhất, tránh dùng nước nóng vì dễ gây khô da và bong tróc.
  • Ngoài ra cũng không nên tắm quá lâu vì sẽ ảnh hưởng đến độ ẩm da, tốt nhất bạn chỉ nên tắm từ 10 – 15 phút mỗi lần là đủ.
  • Bệnh nhân mắc bệnh vảy phấn hồng cần chú ý tránh xa các yếu tố kích ứng trong môi trường để không mắc thêm các bệnh ngoài da khác. Đặc biệt cần chú ý một số yếu tố như bụi bẩn, đất, nước bẩn, các loại ánh sáng trực tiếp của mặt trời hay những hóa chất nguy hiểm, xà phòng, hóa mĩ phẩm…
  • Trong thời gian bị vảy phấn hồng, bệnh nhân cũng cần chú ý không gãi hay bóc gỡ các vùng da có vảy. Điều này có thể làm bong tróc lớp vả hoặc làm trầy xước da. Qua đó dễ để lại thâm sẹo hoặc gây ra viêm nhiễm không mong muốn.

Vảy phấn hồng là bệnh ngoài da do virus gây ra. Hiện tại chưa thể khẳng định được bệnh vảy phấn hồng có lây hay không. Do đó bệnh nhân cần chủ động phòng tránh, không nên chủ quan với tình trạng bệnh này. Hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để cải thiện tình trạng sức khỏe này.

Một số thông tin hữu ích khác:

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:11 - 03/10/2021

Bình luận (2)

  1. hung says: Trả lời

    em bị bệnh này bác sĩ cho e thuốc ở thị trường hiện nay đang có được không

  2. Khánh uyên says: Trả lời

    Chào bác sĩ
    Dạo gần đây em hay ngứa , khí gay thì em thấy noi mẫm đỏ và làm dề như em chưa đi khám em không biết em có phải bị nổi mề đai hay khong
    Mong được sự tư vấn từ chuyên gia , cảm ơn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn