Bệnh viêm da tụ cầu có lây không ?

Theo các chuyên gia và bác sĩ, viêm da tụ cầu là một loại bệnh ngoài da thường gặp và có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, từ trẻ nhỏ cho đến người trưởng thành. Bệnh viêm da tụ cầu có khả năng lây nhiễm nếu tiếp xúc với vùng da bị viêm nhiễm của người mắc bệnh viêm da tụ cầu.

Bệnh viêm da tụ cầu có lây không ?

Tụ cầu có tên khoa học là Staphylococcus, là một chủng loại vi khuẩn gây ra nhiều căn bệnh nhiễm trùng cho cơ thể. Vi khuẩn tụ cầu có 3 loại là tụ cầu vàng Staphylococcus Aureus, tụ cầu da Staphylococcus Epidermidis và tụ cầu hoại sinh Staphylococcus Saprophyticus. Trong đó, tụ cầu vàng là loại vi khuẩn nguy hiểm nhất, là thủ phạm của nhiều căn bệnh, bao gồm cả bệnh nặng vì chúng có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh.

Tụ cầu thường khu trú trên da người và không gây bệnh trong điều kiện bình thường. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chẳng hạn cơ thể tiết nhiều mồ hôi và chất bã nhờn, da tiếp túc với môi trường nhiễm bẩn, sức đề kháng suy giảm, vệ sinh da kém, da xuất hiện vết thương,… tụ cầu sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng, viêm da tụ cầu.

BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU RÕ HƠN VỀ BỆNH NÀY TẠI ĐÂY:

Bệnh viêm da tụ cầu là gì ? Điều trị như thế nào hiệu quả ?

Các dạng tổn thương viêm da do tụ cầu thường gặp là viêm nang lông nông, viêm nang lông sâu, chốc lở, đinh nhọt… Ngoài ra, tụ cầu còn có thể xâm nhập vào phổi, xương, tim, máu gây nhiễm trùng và đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

Theo các chuyên gia và bác sĩ, viêm da tụ cầu là một loại bệnh ngoài da thường gặp và có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, từ trẻ nhỏ cho đến người trưởng thành, đặc biệt là trẻ nhỏ. (Xem thêm: Các bệnh về da thường gặp ở trẻ nhỏ nên đề phòng)

Bệnh viêm da tụ cầu có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác nếu tiếp xúc với vùng da bị viêm nhiễm của người mắc bệnh viêm da tụ cầu. Viêm da tụ cầu lây nhiễm qua 2 cơ chế như sau:

– Tự lây nhiễm ở bản thân người mắc bệnh: Người bị viêm da tụ cầu không biết cách xử lý và điều trị kịp thời, khiến bệnh lây lan sang các vùng da lân cận hoặc các vùng da bị tiếp xúc trực tiếp do xây xướt, cào, gãi, đụng chạm.

– Lây từ người này sang người khác: Khi 1 người tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm trùng của người bệnh. Đặc biệt nếu trên da người đó có sẵn vết trầy xước hoặc mắc bệnh da liễu khác thì nguy cơ bị lây bệnh là rất cao.

BỆNH LÝ LIÊN QUAN ĐẾN TỤ CẦU:

Bị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh điều trị như thế nào ?

Cách phòng bệnh viêm da tụ cầu

Để ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm da tụ cầu, bạn cần thực hiện các lời khuyên sau đây:

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng cách tắm rửa mỗi ngày với nước sạch và xà phòng diệt khuẩn. Tránh tắm rửa ở ao, hồ, sông, suối hoặc các vùng nước bẩn.

– Đồng thời, chú ý vệ sinh miệng họng bằng cách đánh răng và súc họng bằng nước muối loãng 2 lần/ngày. Đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn.

– Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ chất, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

– Vệ sinh môi trường sống, quét dọn và lau chùi nhà cửa hàng ngày. Nên giặt và thay vỏ chăn, áo gối, nệm, drap giường định kỳ để tiêu diệt ổ vi khuẩn trú ngụ.

– Trường hợp ở những vùng quê, cần dọn vệ sinh kỹ xung quanh nơi ở và những nơi gần nguồn nước. Quản lý tốt phân rác để không nhiễm đến nguồn nước ăn uống và sinh hoạt. Chà rửa sàn nhà kỹ càng để tránh bụi bẩn và vi khuẩn bám vào da.

Cách khử khuẩn cho nước bị nhiễm bẩn:

Cho 1 viên khử khuẩn nước Cloramin B 0,25g vào 1 gáo nước, sau đó đổ gáo nước này vào 25 lít nước đã được làm trong bằng phèn rồi khuấy đều, chớ sau 30 phút thì sử dụng. Có thể tăng liều lượng như sau: 1/3 thìa canh bột cloramin B (khoảng 3 gam) và300 lít nước.

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:11 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn