Bị á sừng ở bàn tay, bàn chân phải làm sao?

Á sừng là một trong những bệnh ngoài da dễ mắc phải, có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là vùng bàn tay, bàn chân. Vậy khi bị á sừng tại những vị trí này cần phải xử lý như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây để tìm lời giải đáp cho vấn đề này.

Hiểu như thế nào về bệnh á sừng?

Lớp da của chúng ta được cấu tạo bởi 3 lớp, trong đó lớp biểu bì là lớp ngoài cùng và được cấu tạo bởi tầng sừng và tầng tế bào sống. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin phép chỉ được nói rõ hơn về tầng sừng của lớp biểu bì vì chúng có liên quan trực tiếp đến chứng bệnh á sừng mà bạn đang mắc phải.

Bệnh á sừng ở bàn tay bàn chân
Bệnh á sừng ở bàn tay bàn chân

Tầng sừng là lớp ngoài cùng, được hình thành bởi sự sắp xếp rất sát nhau của những tế bào đã chết, có chức năng bao bọc các lớp da khác phía bên trong. Khi lớp tế bào bên trong bị chuyển hóa dở da, chưa chết hẳn mà vẫn còn nhân và nguyên sinh, chưa hoàn toàn hình thành lớp sừng thì chúng được gọi là lớp sừng non, sừng tạp, sừng kém chất lượng. Trong trường hợp lớp sừng này không được vệ sinh sạch sẽ hoặc bị một tác nhân khác như thiếu hụt chất dinh dưỡng, bị thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh… tác động vào sẽ khiến vùng da này bị sưng tấy, lớp da bị bong tróc, nứt nẻ, chảy máu, đau đớn. Tình trạng này được gọi là bệnh á sừng.

Bệnh á sừng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể mà đặc biệt là vùng bàn tay và chân. Chúng không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây ra những cảm giác khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Nếu bạn muốn nhanh chóng thoát khỏi nỗi ám ảnh này, hãy cùng theo dõi tiếp bài viết nhé!

Bị á sừng ở bàn tay, bàn chân phải làm sao?

Hiện nay có khá nhiều phương pháp để chữa chứng bệnh này, tuy nhiên cácch điều trị tốt nhất thường được sử dụng phổ biến cho những bệnh nhân bị bệnh á sừng là sử dụng các loại thuốc bôi bạt sừng, tạo sừng. Các loại thuốc thường được chỉ định sử dụng gồm có Diprosalic, acid salycilic… hoặc thuốc có chứa thành phần steroid để giảm viêm nhiễm, giảm sưng tấy và đau đớn ở vùng da bị tổn thương.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm các loại kem dưỡng ẩm cho da, cung cấp độ ẩm cho da khiến da mềm mại và tránh hoặc hạn chế được những tác dụng phụ do các loại thuộc đặc trị gây ra. Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, bạn có thể sẽ được chỉ định dùng thêm các loại thuốc kháng sinh, corticoid, thuốc kháng histamin hoặc các loại thuốc chống nấm như Nizoral…

Dùng các loại thuốc bôi bạt sừng, tạo sừng chữa bệnh á sừng
Dùng các loại thuốc bôi bạt sừng, tạo sừng chữa bệnh á sừng

Song song với việc dùng các loại thuốc tây để điều trị, để giúp quá trình chữa bệnh diễn ra được thuận lời và mang lại hiệu quả nhanh chóng, bạn cũng cần phải lưu ý một vài vấn đề nho nhỏ như sau:

  • Không chà sát mạnh vào vùng da bị tổn thương và không bóc tách lớp da đang bị bệnh. Một khi các vùng da này bị trầy xước, chảy máu thì rất dễ khiến các vi khuẩn gây hại tấn công làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng.
  • Tránh rửa tay, chân quá nhiều lần trong ngày. Nên giữ các kẽ tay và kẽ chân luôn trong tình trạng khô ráo, tránh ẩm ướt để hạn chế nguy cơ nhiễm nấm và vi khuẩn.
  • Một trong những nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh á sừng là do cơ thể thiếu vitamin, chính vì vậy bạn cần quan tâm chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể trong các bữa ăn hàng ngày như trái cây tươi, rau xanh.
  • Để giúp cho bệnh nhanh chóng được hồi phục, bạn cũng không nên sử dụng các món ăn dễ gây dị ứng như tôm, ghẹ, cua, ốc…
  • Không nên cho các loại gia vị như ớt,tiêu, muối vào trong các món ăn hàng ngày. Bạn cũng cần lưu ý là trong quá trình chế biến thức ăn nên hạn chế sử dụng dầu mỡ để tốt cho sức khỏe của chính mình.
  • Các loại hóa chất như xà phòng, các loại chất tẩy rửa, xăng dầu… là những thứ bạn cũng nên tránh xa ,không nên tiếp xúc.
  • Nên mang găng tay khi rửa chén bát, giặt giũ quần áo, nấu ăn để tránh cho da tiếp xúc với nước.
  • Mặc những bộ quần áo rộng, thoáng mát, khiến cơ thể không bị bí bức, tạo điều kiện thuận lợi để bệnh nhanh khỏi hơn.

Những biện pháp điều trị mà chúng tôi gợi ý cho các bạn trên đây tuy có thể cải thiện tình trạng bệnh nhưng để đảm bảo được chữa trị đúng cách và hiệu quả thì tốt nhất bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và chữa trị.

Khi có biểu hiện mắc bệnh á sừng, bạn nên nhanh chóng đi khám và chữa trị sớm, tránh để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, khó điều trị. Bạn cũng không nên tự ý mua thuốc về sử dụng vì chúng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết và chúc bạn mau khỏi bệnh!

Có thể bạn muốn xem

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:12 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn