Bị nổi mề đay nằm máy lạnh được không ?

Thắc mắc:

Chào chuyên mục ! Cơ địa của tôi rất nhạy cảm và thường xuyên bị nổi mề đay. Tôi không rõ nguyên nhân khiến tôi hay bị nổi mề đay là do đâu. Cũng không biết nên làm gì để hạn chế tình trạng đó nữa. Qua tìm hiểu thì tôi thấy rằng một trong những yếu tố gây nguy cơ nổi mề đay là nhiệt độ. Vậy xin chuyên mục giải đáp giúp tôi bị nổi mề đay nằm máy lạnh được không ? Tôi xin chân thành cảm ơn !

( ngoclan…@gmail.com )

Giải đáp thắc mắc:

Chào bạn ! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chuyên mục chúng tôi.

Trước tiên để trả lời cho câu hỏi của bạn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý nổi mề đay để hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé !

Bệnh mề đay

Bệnh mề đay là căn bệnh về da liễu, xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau và có cơ chế bệnh sinh khá phức tạp. Các tổn thương phát ra ở da của bệnh mề đay là sẩn phù và ban đỏ, thường có cảm giác ngứa ngáy khó chịu và châm chích tại các vùng da bị mề đay xuất hiện. Hầu hết các trường hợp xảy ra cấp tính và tự khỏi sau 1 – 2 tuần.

Cơ chế bệnh sinh của bệnh mề đay có thể do cơ chế miễn dịch hoặc cũng có thể không do cơ chế miễn dịch. Đối với cơ chế miễn dịch thì thường là cơ chế miễn dịch phụ thuộc IgE, cơ chế này thường xảy ra ở người bệnh bị mề đay cấp tính. Sự hoạt hóa của các bổ thể làm sản xuất ra độc tố phản vệ và giải phóng histamin. Còn trường hợp thường thấy ở người bệnh mề đay mạn tính là sự xuất hiện mề đay với cơ chế không miễn dịch, tức là có kháng thể chống lại  epitop của dưỡng bào, làm tăng quá trình tái hoạt đối với các peptit ruột vận mạch hoặc hoạt hóa sự giải phóng của histamin.

Bệnh mề đay có thể xảy ra với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Và cũng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà mề đay được chia thành các dạng như sau:

– Mề đay dị ứng: Đây là trường hợp xuất cơ thể xuất hiện các nốt sẩn, ban đỏ và ngứa ngáy râm ran, thêm vào đó là cảm giác nóng bừng sau khi tiếp xúc với các dị nguyên, các thức ăn hoặc sau khi dùng thuốc. Triệu chứng này có thể xuất hiện nhanh là vài phút hoặc chậm có thể là vài ngày sau. Với dạng mề đay dị ứng này đôi lúc có xuất hiện các triệu chứng kèm theo như: khó thở, đau bụng, chóng mặt, buồn nôn hoặc có thể là sốt cao. Mề đay cấp tính thường dễ mất đi nhưng cũng hay bị tái phát. Trường hợp bị mề đay mãn tính có thể kéo dài vài tháng đến vài năm gây cảm giác khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt và cuộc sống.

– Mề đay tiếp xúc: Tùy vào tính chất công việc mà có thể bị tiếp xúc với các chất khác nhau như persulfat, amoni (thuốc uốn tóc ), aldehyd cinnamic, acid benzonic ( có ở mỹ phẩm hoặc các thực phẩm ) và một số hóa chất khác khiến cho mề đay nổi lên tại chỗ tiếp xúc trong vòng vài phút đến vài giờ sau.

– Mề đay do con trùng đốt: Các vết đốt của côn trùng như muỗi, kiến, ong, sâu róm, bọ chét… có thể làm cho da xuất hiện các nốt sẩn, mọc thành từng đám và thường là ở các vùng da tay, chân, đầu, mặt, cổ… gây nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu khiến người bệnh phải gãi liên tục, tuy nhiên càng gãi cảm giác ngứa càng tiếp diễn và có nguy cơ làm trầy xước vùng da đó.

– Mề đay vật lý: Mề đay do các yếu tố vật lý gây ra có đặc trưng bởi những dát sẩn, xảy ra sau khi bị tác động bởi một trong các yếu tố vật lý: lạnh, nóng, gắng sức, cọ xát…

Việc chia ra các dạng mề đay khác nhau nhằm phát hiện sớm nguyên nhân gây bệnh, chẩn đoán phân biệt và có hướng điều trị phù hợp cũng như phòng ngừa bệnh, hạn chế những Biến chứng nguy hiểm của bệnh mề đay gây nên hậu quả nghiêm trọng và làm khó khăn hơn cho quá trình điều trị

Bị nổi mề đay nằm máy lạnh được không ?

Với những thông tin đã được đề cập trên đây giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh mề đay cũng như có thể dựa vào một số triệu chứng lâm sàng để biết được mình bị mề đay do nguyên nhân nào.

Quan niệm từ xa xưa của ông cha ta hễ bị mề đay là phải kiêng gió, kiêng lạnh… tuy không phải là sai nhưng cũng không đúng hoàn toàn. Bởi có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mề đay, trường hợp không phải do yếu tố nhiệt độ thì chúng ta không nên quá kiêng cữ .

Đối với trường hợp bị mề đay do dị ứng thuốc, do tiếp xúc với hóa chất hoặc do côn trùng cắn thì người bệnh hoàn toàn vẫn có thể nằm máy lạnh một cách bình thường. Chỉ can thiệp điều trị bằng cách hạn chế tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

 

Tuy nhiên với trường hợp người bệnh bị mề đay do yếu tố vật lý, đặc biệt là mề đay do lạnh. Với mề đay do lạnh, triệu chứng xảy ra có thể là trong vài phút sau khi da tiếp xúc với không khí lạnh, nước lạnh hoặc cầm nắm vật lạnh làm khởi phát bệnh với các biểu hiện sẩn sưng đỏ hoặc tái lại và ngứa ở nơi tiếp xúc lạnh. Những người nổi mề đay do lạnh nên tránh tiếp xúc với không khí lạnh, đặc biệt là không nên nằm máy lạnh bởi những yếu tố này sẽ làm tăng khả năng khởi phát bệnh và gây nên nhiều phản ứng nghiêm trọng cho cơ thể.

Theo một số nghiên cứu cho thấy, hầu như các phản ứng nổi mề đay do lạnh xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với nhiệt độ thấp hơn 4,4 °C. Nhưng đối với một số người phản ứng cũng có thể xảy ra ở nhiệt độ cao hơn. Vì vậy nên hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh cũng như nước lạnh và các vật lạnh càng nhiều càng tốt.

Nếu phát hiện mình đang mắc phải bệnh mề đay do lạnh, trước hết hãy tránh tiếp xúc với không khí lạnh, không sử dụng điều hòa và sau đó là tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp nhất. Điều trị bệnh mề đay do lạnh có thể sử dụng thuốc kháng histamin uống trước khi tiếp xúc với lạnh trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc.

Trên đây là những chia sẻ nhằm đáp thắc mắ của bạn, đồng thời giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh mề đay. Bên cạnh đó bạn nên tham khảo thêm  Người bị bệnh mề đay nên ăn gì và kiêng những gì . Để từ đó biết được cách phòng tránh và chữa trị tốt nhất tình trạng bệnh xảy ra. Chúc bạn sớm bình phục !

Có thể bạn chưa biết : 6 Cách trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả nhất hiện nay

 

 

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:05 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Trời Nóng Nổi Mẩn Ngứa – Đâu Là Giải Pháp Đánh Bay Bệnh An Toàn?

Làm Sao Để Nhận Biết Bệnh Mề Đay? XEM NGAY Những Dấu Hiệu Này

Thông Tin NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT Về Bệnh Mề Đay, Mẩn Ngứa [Xem Ngay]

Dành Cho Bạn: Các Giải Pháp Đẩy Lùi Mề Đay Mẩn Ngứa Tốt Hiện Nay

Mề Đay Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Gợi Ý Cách Khắc Phục An Toàn, Hợp Lý

Chuyên Gia Mách Bạn Cách Khắc Phục Nổi Mề Đay Khi Mang Thai, An Toàn Cho Mẹ Và Bé

[ĐỪNG BỎ LỠ] Bí Quyết “ĐÁNH BAY” Mề Đay Sau Sinh Cực Hay Này Của Mẹ Bỉm Sữa 8X

Mang Thai Và Ở Cữ – Hai Khoảng Thời Gian Bị Mề Đay “ĐEO BÁM” – Và Đây Là Cách Em Xử Lý Dứt Điểm, Mẹ Bỉm Sữa Tham Khảo Nhé

Nổi mề đay mẩn đỏ khi mang thai – Nỗi “Ám Ảnh” thai kỳ hầu như mẹ bầu nào cũng trải qua

Trẻ bị nổi mề đay khiến cha mẹ lo lắng? Bác sĩ chỉ cách xử lý an toàn, phù hợp

Ẩn