Bị nổi mề đay khi trời trở lạnh có nguy hiểm không? Làm sao khắc phục

Không hiếm gặp tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh, đặc biệt là vào thời điểm chuyển mùa, các tháng gần cuối năm. Nổi mề đay khi trời lạnh có nguy hiểm không? Làm sao khắc phục tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh? Một số giải pháp dưới đây có thể giúp ích cho bạn.

mề đay khi trời lạnh có nguy hiểm không
Nổi mề đay khi trời lạnh có nguy hiểm không? Cần phải làm gì?

Sơ nét về tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh

Mề đay khi trời lạnh hay gọi tắt là nổi mề đay lạnh (Cold urticaria) là một trong những tình trạng rất phổ biến hay gặp vào một số thời điểm nhất định trong năm. Những người bị nổi mề đay khi trời lạnh thường là người có cơ địa dị ứng với nhiệt độ thấp. Tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh thường là dạng nổi mề đay mãn tính và hay tái phát lại định kỳ hằng năm vào một số thời điểm nhất định.

Phản ứng mề đay lạnh thường xuất hiện trong thời gian từ vài phút cho đến vài chục phút sau khi không khí lạnh tác động đến da. Tình trạng này khiến cho da của bệnh nhân có dấu hiệu ngứa, phát ban, nền da có dấu hiệu ửng đỏ khó chịu. Thông thường, nổi mề đay khi trời lạnh có thể gặp phải ở bất cứ ai, tuy nhiên ở trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch kém thường dễ bị nổi mề đay lạnh hơn so với người khỏe mạnh. Ngoài ra, mề đay lạnh cũng dễ xuất hiện nếu như có nhiều yếu tố phối hợp với nhau như thời tiết lạnh kết hợp với độ ẩm và nước hoặc gió lạnh.

Nổi mề đay khi trời trở lạnh có nguy hiểm không?

Mề đay nói chung và mề đay khi trời lạnh nói riêng đều có mức độ nghiêm trọng, nguy hiểm khác nhau. Thông thường, đa số trường hợp mề đay là các triệu chứng nhẹ, thoáng qua và hầu như không nguy hiểm. Chỉ có một số ít trường hợp mề đay dạng nặng sẽ nguy hiểm đến sức khỏe. Các mức độ của mề đay mẩn ngứa khi trời lạnh cụ thể như sau:

Các triệu chứng mề đay lạnh thông thường:

  • Xuất hiện các mảng đỏ trên da của bệnh nhân.
  • Nổi các mẩn trên da với đặc trưng vết mẩn nổi rõ trên nền da đỏ, khác biệt so với những vùng da khác.
  • Nền da tại vết mề đay sưng to và lan rộng nếu có gió lạnh thổi qua, chạm vào các vật lạnh.
  • Người bị mề đay lạnh cũng có thể bị sưng môi khi dùng đồ uống lạnh, thức ăn lạnh.
  • Ngứa ngáy kéo dài xuyên suốt các đợt mề đay lạnh trên da.

Các triệu chứng mề đay lạnh dạng nặng:

  • Bệnh nhân nổi mề đay lạnh dạng nặng có thể kèm theo sưng lưỡi và sưng niêm mạc cổ họng song song với các triệu chứng mề đay ngoài da.
  • Người bị nổi mề đay lạnh cũng có thể gặp phải tình trạng khó thở, nghẹt thở (do sưng niêm mạc cổ họng, sưng niêm mạc lưỡi).
  • Các phản ứng rung tay chân, run toàn thân.
  • Có dấu hiệu choáng váng, có khả năng bị ngất.
  • Tim đập nhanh, buồn nôn, nôn.
  • Sốc phản vệ.

Nổi mề đay khi trời lạnh phải làm sao?

Tùy vào từng trường hợp nổi mề đay mà khi xuất hiện triệu chứng, bệnh nhân cần có hướng xử lí khác nhau. Với các triệu chứng mề đay nhẹ, đợt mề đay có thể tự hết hoặc sử dụng thêm các loại thuốc điều trị dị ứng, chống ngứa và một số thuốc bôi ngoài da khác. Đối với những trường hợp mề đay ngoài da do lạnh ở mức độ nặng thì cần đến bệnh viện ngay khi có các triệu chứng bất thường như khó thở, choáng,… để tránh nguy cơ bị sốc phản vệ, đe dọa tính mạng.

mề đay có nhiều mức độ khác nhau
Mề đay có nhiều mức độ khác nhau

Phòng ngừa nổi mề đay khi trời lạnh

Để phòng ngừa tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh, có thể áp dụng một số biện pháp phòng tránh dưới đây:

  • Sử dụng các biện pháp bảo vệ cơ thể khỏi nhiệt độ thấp, không khí lạnh đột ngột, tiếp xúc với nước lạnh trong mùa lạnh. Giữ nhà cửa kín gió trong mùa lạnh, không để gió lùa.
  • Trong đợt nổi mề đay, mẩn ngứa do lạnh, bệnh nhân cần chú ý tránh sử dụng các loại đồ uống lạnh, thức ăn lạnh để giúp hạn chế tái phát mề đay lạnh.
  • Sử dụng các loại thuốc chống ngứa, chống dị ứng theo đúng chỉ định cuả bác sĩ.
  • Kiêng các thực phẩm lạnh, những món ăn mà trước đây bạn từng bị dị ứng khi sử dụng.

Nhìn chung, mề đay mẩn ngứa do lạnh là tình trạng thương tổn ngoài da khó chịu nhưng thường ít nguy hiểm, trừ những trường hợp mề đay dạng nặng. Mề đay mẩn ngứa do lạnh cần phải được can thiệp sớm để tránh tái phát cũng như tiến triển thành mãn tính. Hi vọng một số thông tin trên có thể giúp bạn hiều thêm về mề đay trên da và có những hướng thăm khám, điều trị sớm và hiệu quả.

Một số vấn đề cần biết về mề đay mẩn ngứa:

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:06 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Trời Nóng Nổi Mẩn Ngứa – Đâu Là Giải Pháp Đánh Bay Bệnh An Toàn?

Làm Sao Để Nhận Biết Bệnh Mề Đay? XEM NGAY Những Dấu Hiệu Này

Thông Tin NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT Về Bệnh Mề Đay, Mẩn Ngứa [Xem Ngay]

Dành Cho Bạn: Các Giải Pháp Đẩy Lùi Mề Đay Mẩn Ngứa Tốt Hiện Nay

Mề Đay Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Gợi Ý Cách Khắc Phục An Toàn, Hợp Lý

Chuyên Gia Mách Bạn Cách Khắc Phục Nổi Mề Đay Khi Mang Thai, An Toàn Cho Mẹ Và Bé

[ĐỪNG BỎ LỠ] Bí Quyết “ĐÁNH BAY” Mề Đay Sau Sinh Cực Hay Này Của Mẹ Bỉm Sữa 8X

Mang Thai Và Ở Cữ – Hai Khoảng Thời Gian Bị Mề Đay “ĐEO BÁM” – Và Đây Là Cách Em Xử Lý Dứt Điểm, Mẹ Bỉm Sữa Tham Khảo Nhé

Nổi mề đay mẩn đỏ khi mang thai – Nỗi “Ám Ảnh” thai kỳ hầu như mẹ bầu nào cũng trải qua

Trẻ bị nổi mề đay khiến cha mẹ lo lắng? Bác sĩ chỉ cách xử lý an toàn, phù hợp

Ẩn