Bị vảy nến có nên mang thai không ?

Không biết bị vảy nến có nên mang thai không ? Em năm nay 27 tuổi, trước đây đã từng mắc bệnh vảy nến nhưng ở mức độ nhẹ và kiên trì dùng thuốc thì bệnh đã khỏi. Lâu lâu chúng có tái phát nhưng em đều kiểm soát được. Hai vợ chồng em đang có kế hoạch sinh em bé nhưng đang lo lắng sợ bệnh vảy nến có di truyền không và liệu có nên mang thai hay không? Mong được nhận được sự tư vấn từ bác sĩ ạ!

Em xin cảm ơn!

(Trà My – Nghệ An)

*Tư vấn chuyên mục:

Chuyên mục rất vui khi nhận được sự quan tâm tin tưởng và câu hỏi mà bạn gửi về. Chúng tôi hiểu lo lắng mà bạn đang gặp phải, với thắc mắc đó chúng tôi xin cung cấp một số thông tin về bệnh và giải đáp như sau:

Thông tin về bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là một căn bệnh ngoài da mãn tính, được cho rằng phát sinh rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng thường gặp ở tuổi trưởng thành và các biểu hiện bệnh có xu hướng ngày càng trầm trọng thêm. Bệnh gây ra những tổn thương da: đám da đỏ, giới hạn rõ, nền cộm hơi gồ cao lên mặt da, bề mặt phủ nhiều vảy trắng đục hơi bóng, dễ bong, khi cạo vụn ra như bột trắng; tổn thương khớp hay tổn thương móng. Có thể nhận diện qua các dạng vảy nến thường gặp khác nhau như:

bi-vay-nen-co-nen-mang-thai-khong

  • Vảy nến ở da: Trên da xuất hiện các mảng đỏ ranh giới rõ, phía trên có vẩy dày màu trắng, khi chạm vào thấy khô, cứng.
  • Vảy nến thể mủ: Trên da có các mụn mủ khô và nông.
  • Vảy nến thể đỏ da toàn thân.
  • Vảy nến ở móng: Móng trở nên dày hơn hoặc có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng.
  • Vảy nến ở khớp: Gây ra các biến dạng khớp, ảnh hưởng lớn đến sự vận động của bệnh nhân.

Bị vảy nến có nên mang thai không?

Theo số liệu thống kê của Đại học Y Baylor ở Houston, 60% phụ nữ mang thai nhận thấy những triệu chứng vảy nến giảm đáng kể, 20% có triệu chứng không thay đổi và 20% nhận thấy triệu chứng nghiêm trọng hơn. Những mẹ bầu thuộc 60% “may mắn”, bệnh vẫn có thể quay trở lại và thậm chí có thể trở nên nghiêm trọng hơn ngay khi sinh em bé.

Bạn cũng cần biết rằng: Vẫn chưa có một kết luận chính thức về tính di truyền của bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ trẻ bị vảy nến khi có bố mẹ nhiễm bệnh là khá cao khi các số liệu thống kê cho thấy: Có 10% trẻ em sinh ra có nguy cơ mắc bệnh vảy nến nếu có bố hoặc mẹ bị bệnh; nếu cả bố lẫn mẹ đều có bệnh thì khả năng mắc bệnh tăng lên 50%. Ngoài yếu tố gen, yếu tố môi trường cũng liên quan mật thiết đến việc phát sinh căn bệnh về da này.

 bi-vay-nen-co-nen-mang-thai-khong1

Bạn thắc mắc: Bị vảy nến có nên mang thai không ? Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng: Khả năng thụ thai vẫn được đảm bảo nếu bạn hay chồng bạn bị vảy nến. Chúng không ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh nở. Tuy nhiên, dựa vào các thông tin trên đây thì bệnh vảy nến ít nhiều tác động đến thai nhi. Do đó, nếu có ý định mang thai bạn cần thăm khám, tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước. Bạn cần điều trị dứt điểm bệnh, sử dụng thuốc để kiểm soát bệnh tốt hơn ngay trước, trong khi mang thai và kể cả khi sau khi em bé chào đời để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra.

Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn!

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:03 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn