Biểu hiện dị ứng với xà phòng giặt xử lý thế nào?

Xà phòng và các chất tẩy rửa rất phổ biến trong cuộc sống tuy nhiên cũng lá những yếu tố gây dị ứng với tỉ lệ khá cao. Đâu là những dấu hiệu da tay dị ứng xà phòng? Cách xử lý và điều trị dị ứng xà phòng như thế nào?

Một số lưu ý quan trọng trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về tình trạng dị ứng xà phòng và có hướng xử lý chủ động, đúng cách nhằm giúp kiểm soát tránh tình trạng dị ứng dai dẳng và tiến triển nặng hơn.

dấu hiệu dị ứng xà phòng
Dấu hiệu dị ứng xà phòng gây ra nhiều khó chịu đối với sức khỏe

I. Vì sao lại bị dị ứng xà phòng tắm

Về cơ bản, dị ứng xà phòng là một dạng của bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng (Allergic Contact Dermatitis). Tỉ lệ người mắc phải viêm da tiếp xúc dị ứng chiếm hơn 5% dân số thế giới. Mỗi bệnh nhân mắc bệnh này có thể quá mẫn với một vài yếu tố khác nhau trong cuộc sống, gọi là dị ứng nguyên. Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể gặp phải ở bất kỳ giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp nào.

Ở người có cơ địa dị ứng xà phòng, khi tiếp xúc ngoài da với một số loại xà phòng mà cơ thể quá mẫn sẽ dẫn đến các phản ứng dị ứng thương tổn trên da do các kháng trong hệ miễn dịch hiểu nhầm đó là các yếu tố gây hại cho cơ thể. Lúc này,các kháng thể dị ứng, gồm các globulin miễn dịch và lympho B tương bào như IgA, IgG, IgE,… thúc đẩy các phản ứng viêm sưng ngoài da gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng.

II. Dấu hiệu nhận biết dị ứng xà phòng

Dị ứng xà phòng tương đối dễ nhận biết, thông thường người có cơ địa dị ứng với các thành phần trong xà phòng thì sau khi tiếp xúc trực tiếp với xà phòng một đến vài lần sẽ bắt đầu có các dấu hiệu dị ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng ngoài da. Thông thường, các dấu hiệu nhận biết dị ứng xà phòng bùng phát khá nhanh, chỉ sau vài chục phút đến vài giờ kể từ lúc có tiếp xúc. Trên vùng da, nhất là da tay của bệnh nhân sẽ có một số dấu hiệu đặc trưng bao gồm:

  • Da của bệnh nhân trở nên khô, mất độ ẩm
  • Khi sờ vào da có cảm giác khô ráp
  • Cảm giác ngứa âm ỉ hoặc ngứa dai dẳng, thường kéo dài xuyên suốt đợt dị ứng
  • Có tình trạng bong tróc da thành các mảng nhỏ, nhất là sau khi gãi
  • Có dấu hiệu nổi mẩn, nổi các nốt sần rõ ràng trên da, dễ nhận biết
  • Một số trường hợp sau khi tiếp xúc với xà phòng còn có thể gặp tình trạng phồng rộp da khô da đóng vảy
  • Trường hợp nặng có thể dẫn đến các vấn đề như vết trợt ngoài da, dày da hoặc sẫm da, dày sừng… Những trường hợp này đa phần thường dẫn đến tình trạng viêm mạn tính ngoài da
dấu hiệu dị ứng xà phòng
Dấu hiệu dị ứng xà phòng trên da của bệnh nhân

III. Cách chữa dị ứng xà phòng ngay khi có dấu hiệu

1. Nguyên tắc điều trị

Nguyên tắc chung trong điều trị dị ứng xà phòng, đặc biệt là dị ứng da là loại bỏ được căn nguyên gây bệnh. Người bị dị ứng xà phòng cần tránh tiếp xúc với các loại xà phòng để tình trạng bệnh được kiểm soát, không tiến triển nặng.

Sau khi đã loại bỏ được căn nguyên gây bệnh, tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp giảm ngứa, các biện pháp xử l tại chỗ nếu dị ứng nhẹ và không nghiêm trọng.

2. Biện pháp tức thời xử lý tại chỗ

Với những trường hợp dị ứng nhẹ, thường chỉ bị ngứa rát hoặc mề đay ngoài da theo đợt. Mỗi đợt này có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày tùy cơ địa của bệnh nhân. Ngoài ra không có các tổn thương da nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đối với những trường hợp này, người bệnh có thể xử lý theo các bước sau:

  • Rửa sạch xà phòng còn dính trên da với nước sạch và mát nhiều lần, đặc biệt chú ý rửa kỹ tại các vị trí nếp gấp trên da và phần móng tay vì xà phòng có thể bám vào
  • Có thể lau lại vùng da bị ngứa ngáy, dị ứng do xà phòng bằng khăn sạch thấm nước mát để giảm các dấu hiệu dị ứng. Mỗi lần có thể thực hiện khoảng 15 phút, có thể lặp lại nhiều lần trong ngày
  • Kết hợp các biện pháp chườm đá trong thời gian khoảng 10 phút mỗi lần cũng có thể giúp bạn giảm các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên khi chườm đá cần bọc trong khăn vải, tránh để đá tiếp xúc trực tiếp với da trong thời gian dài có thể gây bỏng lạnh
xử lí khi bị dị ứng
Xử lý tại chỗ bằng khăn ướt giúp cải thiện tình trạng dị ứng xà phòng, giúp giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu ngoài da

3. Điều trị bằng thuốc

Bệnh nhân sẽ được tiến hành điều trị với các loại thuốc đặc hiệu như thuốc uống, thuốc bôi tại chỗ nếu như tình trạng dị ứng có tổn thương ngoài da. Mục tiêu chính trong điều trị bằng thuốc có thể là giảm ngứa, giảm triệu chứng dị ứng, cải thiện các tổn thương ngoài da,… Tùy theo trường hợp của bệnh nhân mà các bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc phù hợp:

# Nhóm thuốc bôi

Nhóm này gồm có các loại kem hydrocortisone tác dụng nhẹ (khoảng 0,5 – 1%) giúp làm dịu tình trạng da, giảm các kích ứng khi bị dị ứng. Ngoài ra còn có nhóm thuốc Corticosteroid sử dụng thoa tại chỗ giúp kháng viêm, chống lại các phản ứng dị ứng dưới da.

Đa phần những loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng điều trị tại chỗ, cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc này cần phải thận trọng, tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều dùng, cách dùng để tránh những ảnh hưởng xấu đối với da.

# Thuốc dạng uống

Bên cạnh các thuốc bôi điều trị tại chỗ, các bác sĩ cũng có thể chỉ định các loại thuốc dạng uống. Các thuốc này gồm có corticosteroids dạng viên, các thuốc kháng histamine, một số thuốc điều trị dị ứng khác. Tác dụng của các loại thuốc uống này giúp kìm hãm sự hoạt động của các yếu tố miễn dịch dưới da, giúp cải thiện các triệu chứng bùng phát dưới da.

điều trị dị ứng xà phòng bằng thuốc chống dị ứng
Các loại thuốc chống dị ứng có thể giúp cải thiện các dấu hiệu dị ứng, tuy nhiên khi sử dụng cần phải cẩn thận

Ngoài một số loại thuốc phổ biến dạng uống, dạng bôi tại chỗ còn có một số loại thuốc dạng tiêm. Dù ở hình thức nào, khi sử dụng các loại thuốc Tây đều cần hết sức cẩn thận để tránh những ảnh hưởng không mong muốn do tác dụng phụ của thuốc. Không nên sử dụng thuốc bừa bãi, tùy tiện mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị.

IV. Cách phòng tránh dị ứng xà phòng

Đối với dị ứng xà phòng cũng như nhiều loại bệnh dị ứng khác, một khi đã xác định được cơ địa của bạn bị dị ứng thì việc phòng tránh là rất quan trọng bởi bạn có thể tái phát dị ứng bất cứ lúc nào nếu như không đề phòng trước các dị ứng nguyên này. Theo các chuyên gia về da liễu, có một số lưu ý sau đây bạn nên đặc biệt lưu ý và tuân thủ để phòng tránh tình trạng dị ứng xà phòng:

  • Tránh tiếp xúc với xà phòng và các sản phẩm chăm sóc da có chứa xà phòng để hạn chế tối đa tình trạng kích ứng, dị ứng, viêm da dị ứng do tiếp xúc với xà phòng
  • Những trường hợp cần phải sử dụng xà phòng và các sản phẩm tương tự để tẩy rửa các vật dụng, giặt quần áo,… bạn nên mang găng tay
  • Đối với vệ sinh ngoài da, bạn có thể thay thế xà phòng bằng các sản phẩm chăm sóc, vệ sinh da có thành phần từ các nguyên liệu tự nhiên, không chứa xà phòng
  • Vệ sinh da và vệ sinh nơi ở thường xuyên để da luôn được khỏe mạnh, sạch sẽ, giúp phòng ngừa hiệu quả các bệnh ngoài da

Nhận biết sớm các dấu hiệu dị ứng xà phòng và áp dụng các biện pháp điều trị, phòng ngừa phù hợp là một trong những cách để cải thiện tình trạng khó chịu này. Hi vọng một số thông tin hữu ích trên đây sẽ là giải pháp hữu hiệu để bạn có hướng xử lý phù hợp để bảo vệ sức khỏe của mình.

Thông tin hữu ích cho bệnh nhân dị ứng

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:07 - 03/10/2021

Bình luận (1)

  1. Duc says: Trả lời

    Chao ban minh bi bot giat an tsy lam sao cho khoi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

10 nguyên nhân gây dị ứng da bạn có biết

Bài thuốc nam đặc trị dị ứng, nổi mề đay của nhà thuốc Đỗ Minh Đường có hiệu quả không? Chi phí bao nhiêu?  

Tìm lại “cuộc đời mới” nhờ trị dứt điểm bệnh dị ứng, nổi mề đay 

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có chữa khỏi dị ứng, nổi mề đay không?

Chữa dị ứng bằng phương pháp dân gian

Biểu hiện ngứa mắt do dị ứng

Bất ngờ cách trị dị ứng da mặt bằng mật ong tại nhà

Sử dụng thuốc uống trị dị ứng da mặt loại nào?

Khi bị dị ứng da mặt nên ăn gì và kiêng ăn gì

Lời giải đáp dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi? có tự khỏi không?

Ẩn