Các dạng vảy nến thường gặp

Bệnh vảy nến là loại bênh ngoài da mà ngày nay không ít người mắc phải. Tuy là căn bệnh không gây nguy hiểm làm chết người nhưng nó sẽ là một căn bệnh đeo bám tâm lý người bệnh đến lúc chết. Vậy căn bệnh này như thế nào? Nguyên nhân và các dạng vảy nến thường gặp ra sao? Hãy cố gắng phát hiện sớm và tìm cách điều trị hợp lý để thoát khỏi căn bệnh này bằng cách tham khảo bài viết sau đây.

Bệnh vảy nến là gì?

– Bệnh vảy nến là căn bệnh ngoài da mà các lớp da khô, bong tróc, da đổi màu,..và có thể ngứa. Bệnh chiếm khoảng 10% trong tổng các bệnh nhân đến khám da liễu. Ở châu Á, khoảng 2% dân số mắc bệnh này. Nam hay mắc bệnh này nhiều hơn nữ, người lớn hay mắc hơn trẻ em và bệnh này có thể tái phát nhiều lần, đặc biệt là mùa khô, lạnh.

n

Các nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến

– Di truyền: 30% người mắc bệnh này là do cha hoặc mẹ hay cả cha và mẹ từng bị bệnh.

– Nhiễm khuẩn: các loại vi khuẩn gây ra bệnh này thường là liên cầu khẩn. Khi cơ thể mắc 1 số bệnh như mề đay mẩn ngứa, viêm gan, HIV,.. thì cơ thể yếu và dễ bị vi khuẩn xâm nhập làm nên bệnh vảy nến.

– Do thuốc: Loại thuốc đặc biệt khiến dễ mắc bệnh vảy nến là corticoid, beta, lithium,..

– Stress: Tâm lý căng thẳn kéo dài dễ làm ssuy yếu các hệ miễn dịch và làm bệnh vảy nến có cơ hội xâm nhập cơ thể.

– Kobner: Đây là tên gọi hiện tượng vảy nến xuất hiện khi gãy hay cọ xát quá nhiều lên da hoặc do thay đổi thời tiết.

Các dạng vảy nến thường gặp

Dạng 1: Bệnh vảy nến Pustular

n1

– Bệnh thường thấy ở người lớn, và được định rõ đặc điểm là các vết phỏng dộp có mủ trắng. Những vết phỏng dộp này có thể làm vùng da chung quanh đỏ lên, có lan rộng ra khu vực xung quanh.

Dạng 2: Bệnh vảy nến Inverse

e

– Cơ thể xuất hiện là các mảng màu đỏ sáng và láng bóng. Chúng thường được thấy ở các nếp gấp và các vùng da mềm như nách, háng, mông, dưới tay. Những vùng này có thể trở nên bị rát cọ xát và khi tiết nhiều mồ hôi.

Dạng 3: Bệnh vẩy nến Erythrodermic

–  Các vùng da bị đỏ và bong lớp vẩy ở diện rộng gây nên đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Đây là một dạng viêm da tự nhiên.

e1

Dạng 4: Bệnh vẩy nến thông thường

–  Là dạng phổ biến nhất của bệnh vẩy nến, chiếm hơn 80% trường hợp mắc bệnh. Bệnh xuất hiện ở dạng các vết tổn thương màu đỏ, bị lồi lên và thường dẫn đến hiện tượng da bị viêm nhưng không bị ngứa. Chúng cũng có thể bị bao phủ bởi một lớp vẩy màu bạc hoặc màu trắng. Những vết tổn thương này thì thường được thấy ở đầu gối, khuỷu tay, phía dưới lưng.

e2

Dạng 5: Bệnh vẩy nến Guttate

e4

– Bệnh được định rõ đặc điểm là có các vết tổn thương lốm đốm, thường là các vết nhỏ màu đỏ xuất hiện trên cơ thể hoặc ở chân tay, vảy nằm phẳng trên bề mặt da.

Trên đây là các dạng vảy nến thường gặp, khi phát hiện mình hoặc người thân mắc phải bất kỳ dạng vảy nến nào thì cũng nên đi khám bác sĩ để kịp thời điều trị, không nên chủ quan khiến để lại biến chứng cả đời trên da người bệnh.

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:03 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn