Cách chăm sóc bé sơ sinh bị nấm da cần biết

Nấm da miệng là 1 căn bệnh mà các em bé sơ sinh dễ mắc phải. Các mẹ hãy tìm hiểu cách chăm sóc bé sơ sinh bị nấm da để các bé mau chóng khỏi bệnh.

Các biểu hiện bé bị nấm da miệng

cach-cham-soc-be-so-sinh-bi-nam-da-can-biet

  • Xuất hiện màng trắng bám vào niêm mạc lưỡi và miệng của bé.
  • Các bé cảm thấy miệng vướng víu, đau rát họng, khó nuốt và quấy khóc.
  • Bé bị sút cân và có khi bị sốt nhẹ

Cách chăm sóc bé sơ sinh bị nấm da cần biết

# Dùng thuốc cho bé

– Thuốc nytanin: Đây là thuốc kháng sinh chữa tưa lưỡi cho bé. Thuốc có cả dạng dung dịch và dạng viên. Nếu dùng thuốc dạng dung dịch thì rơ lưỡi cho bé mỗi ngày 4 lần, dùng trong 1 tuần. Nếu các mẹ dùng thuốc dạng viên thì pha 1 viên với 1 ít nước muối để rơ lưỡi cho bé.

– Thuốc miconazol: Dùng để chữa bệnh tưa lưỡi do nấm, thuốc này ở dạng gel rơ miệng nồng độ 2%.

Khi dùng thuốc cho bé, các bậc phụ huynh nên chú ý là hỏi ý kiến bác sĩ trước. Trường hợp bé bị kháng thuốc sẽ dẫn đến các cơn co giật, nôn ói rất nguy hiểm.

# Dùng trà xanh lau lưỡi cho bé

cach-cham-soc-be-so-sinh-bi-nam-da-can-biet1

Có 1 cách chăm sóc bé sơ sinh bị nấm da mà các bậc phụ huynh cần biết, đó là dùng nước trà xanh lau lưỡi cho bé. Trà xanh có tính kháng viêm, diệt nấm và diệt khuẩn nên có thể an tâm sử dụng. Nấu 1 ít nước sôi, cho vài lá trà vào và dùng khăn thấm nước trà, lau lưỡi cho bé 1 ngày/ 2 lần để bé mau khỏi bệnh nấm miệng.

# Tắm nước ấm cho bé

cach-cham-soc-be-so-sinh-bi-nam-da-can-biet3

Các mẹ không nên vì bé bị bệnh mà không cho bé tắm, đây là quan niệm sai lầm khiến nấm miệng của bé lâu khỏi hơn. Vẫn duy trì việc tắm cho bé, cho bé súc miệng mỗi ngày từ 2-3 lần.

CÓ THỂ CÁC MẸ QUAN TÂM:

# Khử trùng vật dụng hàng ngày cho bé

Các mẹ không muốn bệnh nấm lây lan, lâu khỏi thì nên luộc núm vú, bình vú, giặt sạch khăn mặt, quần áo,.. cho bé. Các vi trùng, vi khuẩn gây hại cần được loại bỏ để mầm bệnh không đeo bám bé.

# Các mẹ nên vệ sinh đầu vú

cach-cham-soc-be-so-sinh-bi-nam-da-can-biet5

Có thể bé bị nấm miệng là do đầu vú của mẹ không sạch. Các mẹ nên lau rửa vú cho sạch trước khi cho bé bú, nhất là trong khi bé đang bị nấm miệng như thế này.

# Các mẹ nên chú ý kiêng cữ cẩn thận

Khi các mẹ đang sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc sterol, thuốc kháng acid và ăn uống nhiều các loại bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ động vật, hoặc cũng có thể các mẹ bị dị ứng hay stress thì có khả năng bé bú sữa vào sẽ bị nấm miệng. Các mẹ nên chú ý ăn uống khoa học và bình ổn tâm trạng để không làm ảnh hưởng đến các bé sơ sinh.

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn