Cách chăm sóc trẻ bị bệnh vảy nến

Chào bác sĩ, con tôi năm nay mới 4 tuổi và mắc bệnh vảy nến. Hôm trước tôi đã đưa con tôi đi khám và bác sĩ bảo là bệnh có khả năng khỏi khi uống thuốc và chăm sóc đúng cách, tôi đã mua thuốc theo đơn thuốc nhưng tôi không rõ cách chăm sóc trẻ bị bệnh vảy nến ra sao cho phù hợp và mau khỏi. Xin bác sĩ giúp tôi. Cảm ơn bác sĩ!

Thanh Hoa, 34 tuổi.

i

 

Chào chị, chị cũng đừng quá hoang mang, bệnh vảy nến có thể trị khỏi. Ngoài việc chị dùng thuốc cho cháu thì còn phải biết cách cách chăm sóc đúng cách cho cháu mau khỏi bệnh, tôi sẽ hướng dẫn kỹ cho chị cách chăm sóc trẻ bị vảy nến sau đây.

Cách chăm sóc trẻ bị vảy nến

1. Chăm sóc vệ sinh và tắm rửa

– Khi trẻ mắc bệnh vảy nến, nên cho trẻ tắm nước ấm mỗi ngày 1 lần, mỗi lần tắm từ 5-10 phút, không ngâm nước quá lâu.

– Nên sử dụng xà phòng có mùi nhẹ nhàng và không có chất tẩy rửa quá mạnh.

– Sau khi tắm nên súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý.

– Cho trẻ mặc quần áo nhẹ, mát, căn dặn trẻ không được gãi hay chà xát lên vùng da vảy nến.

– Khi trẻ ra ngoài thì nên dặn trẻ bịt khẩu trang và mặc quần áo đủ dài để che chắn, không nên để vùng da vảy nến phơi trực tiếp với môi trường ô nhiễm, nhất là khi trưa nắng.

2. Dọn dẹp nơi ở

i3

– Nên dọn sạch sẽ môi trường xung quanh khi trong nhà có người bị bệnh vảy nến. Phát quang bụi rậm và dọn dẹp các khu vực bẩn quanh nhà.

– Dọn dẹp nhà cửa, giặt dũ sạch sẽ tất cả chăn mền, quần áo của trẻ và cả những người thân.

3. Chăm sóc ăn uống

– Ăn nhiều thực phẩm giàu omega 3 như cá thu, cá ngừ, cá hồi,… mỗi ngày nên dùng khoảng 100g cá biển chế biến thành các món ăn cho trẻ.

i1

– Ăn rau quả có nhiều beta-caroten như bơ, xoài,…

– Vừng đen: Trong vừng đen có chất làm tăng sinh collagen, giúp da nhanh hồi phục, có thể cho trẻ uống 1 cốc nước vừng đen nấu cùng sữa đậu nành mỗi ngày.

i4

– Axit folic trong bông cải xanh rất cần thiết cho việc trị bệnh vảy nến.

– Chất kẽm: các loại thực phẩm như ngao, sò, các lọa ốc biển,… cung cấp rất nhiều kẽm cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng.

– Nên bỏ các loại gia vị cay nóng và nhiều dầu mỡ ra khỏi các bữa ăn của trẻ vì có thể khiến trẻ bị ngứa. Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhiều protein và có vị tanh như tôm, cua, ghẹ, trứng gà, ….

– Không cho trẻ ăn các món ăn ngọt và béo như sô cô la, kem,…

4. Chăm sóc tinh thần

– Khi trẻ bị vảy nến thì các bậc phụ huynh thường ít quan tâm vấn đề này vì cho rằng trẻ không bị bệnh nguy hiểm tính mạng gì. Nhưng bệnh vảy nến là căn bệnh cần được quan tâm vì lúc này tâm lý trẻ hay tự ti mặc cảm. Tâm sự với trẻ mỗi ngày để giúp trẻ cảm thấy tinh thần thoải mái.

– Bệnh không lây nên hãy để trẻ chơi cùng các bạn, cho trẻ môi trường hòa nhập.

5. Chăm sóc sức khỏe

– Mỗi ngày nên vận động trẻ bỏ ra 30 phút tập thể thao. Phụ huynh có thể cùng tập thể thao cùng trẻ, có thể là chạy bộ, đi bộ, đạp xe,…

Trên đây là cách chăm sóc trẻ bị bệnh vảy nến, chúc con chị mau khỏi bệnh!

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:03 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn