Cách chữa trị bệnh viêm da tiếp xúc bằng thuốc đông y

Viêm da tiếp xúc còn được gọi là bệnh viêm da độc tính, là một loại dị ứng da thường gặp ở người lớn. Ngoài biện pháp điều trị bằng thuốc tân dược, người bệnh có thể tham khảo cách chữa trị bệnh viêm da tiếp xúc bằng thuốc đông y để hạn chế các tác dụng phụ cho cơ thể.

Theo Đông y, viêm da tiếp xúc là tình trạng tổn thương da ở những người dị ứng cơ địa khi tiếp xúc với các chất độc, chất gây dị ứng như thuốc nhuộm, hóa chất tẩy rửa, sơn, xăng dầu, mỹ phẩm, rễ cây hoa lá… Khi đó, độc tà xâm nhập vào da gây uất tụ hóa nhiệt khiến khí huyết bị rối loạn và gây bệnh.

Tổn thương của viêm da tiếp xúc là những ban đỏ, sưng kèm theo mụn nước hoặc mụn phỏng to loét ở mặt, cổ, tay, chân… Tùy theo mức độ phản ứng của cơ thể và loại dị ứng nguyên tiếp xúc mà tổn thương chỉ khu trú tại vùng da tiếp xúc hoặc lan sang các vùng da khác trên cơ thể.

Nếu được điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần và không tái phát nếu không tiếp xúc với chất gây dị ứng da. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc nhiều lần hoặc kéo dài, vùng da bệnh sẽ bị sần sùi, dày và chàm hóa.

Cách chữa trị bệnh viêm da tiếp xúc bằng thuốc đông y

1- Bài thuốc uống chữa trị bệnh viêm da tiếp xúc

Đông y chia bệnh viêm da tiếp xúc thành 2 thể với cách chữa trị như sau:

Cách chữa trị bệnh viêm da tiếp xúc thể phong nhiệt

  • Triệu chứng:

Tổn thương da có ban đỏ, sẩn với bờ tổn thương rõ ràng, gây ngứa da kèm theo sốt và bứt rứt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch Huyền Sác hoặc Phù Sác.

  • Phép chữa: Thanh nhiệt, sơ phong, chỉ dưỡng
  • Cách chữa: Dùng bài thuốc Ngân Kiều Tán

Ngân hoa 8-12g, Đậu cổ 8-12g, Liên kiều 8-12g, Ngưu bàng 8-12g, Cát cánh 6-12g, Bạc hà 6-10g, Mộc thông 10g, Lá tre 6-8g, Xương truật 8g, Kinh giới 4-6g, Cam thảo 5g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Cách chữa trị bệnh viêm da tiếp xúc thể huyết nhiệt

  • Triệu chứng:

Tổn thương da lan rộng, đỏ tươi hoặc đỏ sẩm, các nốt mụn phỏng loét, chảy nước, gây đau nhiều kèm theo sốt cao, khát nước, lưỡi đỏ thẩm. Mạch Huyền Sác hoặc Hoạt Sác.

  • Phép trị: Thanh nhiệt, lương huyết, giải độc.
  • Cách chữa: Dùng bài Thanh Ôn Bại Độc Ẩm gia giảm

Thạch cao 40-80g, Sinh địa 16-20g, Huyền sâm 8-16g, Sơn chi 8-16g, Tri mẫu 8-12g, Cát cánh 8-12g,  Đan bì 8-12g, Hoàng cầm 8-12g, Liên kiều 8-12g, Trúc diệp 8-12g, Hoàng liên 4-12g, Cam thảo 4-8g, Tê giác 2-4g. Sắc nước chia 2 lần uống. Thạch cao đun trước chừng 10 phút sau khi sôi thì cho các vị thuốc khác vào.

Gia giảm:

Da tím đỏ đau nhiều: thêm Sinh địa, Đơn bì, Bạch mao căn tươi.

Da mụn nước: thêm Tỳ giải, Thổ phục linh, Ý dĩ.

Sốt cao, khát nước: thêm bột Sừng trâu, Sinh thạch cao.

2- Cách chữa trị bệnh viêm da tiếp xúc bằng thuốc dùng ngoài

Thuốc bôi ngoài chữa viêm da tiếp xúc

Dùng Tam Hoàng Tẩy Tễ hoặc Tam Thạch Thủy bôi ngoài vùng da tổn thương. Mỗi ngày bôi từ 2-3 lần, dùng cho chứng có hồng ban, sẩn.

Thuốc đắp ngoài chữa viêm da tiếp xúc

Dùng Sinh địa du 30g, Hoàng bá 20g, Thổ đại hoàng 20g đem sắc nước nguội để đắp. Cách này áp dụng cho chứng sưng hoặc loét có tiết dịch nhiều.

Nếu tổn thương da khô đóng vảy thì dùng sữa hoặc cao Thanh đại đắp ngoài da. Mỗi ngày thực hiện từ 3-4 lần.

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:10 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn