Cách ứng phó khi bị mẩn ngứa ở vùng kín

Khi thấy có hiện tượng mẩn ngứa vùng kín các chị em rất lo lắng nhưng tâm lý e ngại quả lớn khiến các chị không dám đến bệnh viện kiểm tra. Ngứa ngáy, có mẩn đỏ tại vùng kín có thể là biểu hiện của tình trạng viêm da nhất thời nhưng không loại trừ trường hợp mắc bệnh phụ khoa. Vậy các chị em cần làm gì trong hoàn cảnh này.

Mẩn ngứa vùng kín do đâu?

– Hiện tượng viêm da tiếp xúc: da vùng kín mỏng và rất nhạy cảm. Tuy nằm ở khu vực khu trú trên cơ thể nhưng bộ phận này cũng có thể tiếp xúc với nhiều tác nhân gây dị ứng như dung dịch vệ sinh, sữa tắm, giấy vệ sinh, băng vệ sinh, chát liệu quần lót,…. Chị em nào cơ địa dị ứng thì càng dễ gặp phải tình trạng này.

cach-ung-pho-khi-bi-man-ngua-o-vung-kin (2)

– Nấm âm đạo: nồng độ pH tại vùng kín bị thay đỏi thất thường dẫn đến các triệu chứng dị ứng mẩn ngứa. Thủ phạm gây mất cân bằng pH ở âm đạo thường gặp là thuốc kháng sinh, stress, thiếu chất, sex,…

– Âm đạo nhiễm khuẩn: thường đi kèm với hiện tượng rối loạn nồng độ pH. Lượng vi khuẩn ở khu vực nhạy cảm này bị suy giảm, khuẩn hại tấn công và gây nên tình trạng mẩn ngứa. Nếu không chữa trị sớm có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe vùng kín.

– Bệnh đường tình dục: bị lây lan từ bạn tình, đây cũng là một trong những nguyên nhân mẩn ngứa vùng kín thường gặp nhất.

Bạn cần biết: Cẩn thận nhầm lẫn giữa viêm da vùng kín và bệnh giang mai

Cách ứng phó khi bị dị ứng, mẩn ngứa vùng kín

Bị nổi mẩn, ngứa vùng kín không nên xem thường, nếu thấy chúng kéo dài nên đến các bệnh viện phụ khoa để kiểm tra rõ. Sau khi chuẩn đoán được nguyên nhân các bác sĩ sẽ giúp bạn có biện pháp điều trị tốt nhất. Những nguyên tắc sau sẽ giúp bạn khắc phục mẩn ngửa ở vùng kín hiệu quả hơn:

cach-ung-pho-khi-bi-man-ngua-o-vung-kin (1)

– Vùng kín luôn sạch sẽ: Lau rửa bằng nước sạch, có thể dùng thêm dung dịch về sinh phụ nữa nhưng không nên lạm dụng vì bản thân âm đạo cũng có khả năng tự làm sạch. Trong kì kinh nguyệt vấn đề vệ sinh càng cần quan tâm nhiều hơn. Sau 4-6 tiếng bạn cần thay băng vệ sinh 1 lần, nên dùng loại mềm, thấm hút tốt và không cò mùi và là sản phẩm có uy tín.

– Đừng gãi khi bị ngứa: phản ứng tự nhiên khi thấy ngứa ngáy ở vùng kín đó là gãi hoặc chà xát nhưng điều này không có lợi cho bệnh trạng. tác động mạnh có thể khiến vùng kín bị trầy xước hay rách khiến vi khuẩn càng dễ tấn công vào trong.

– Vùng kín cần phải khô ráo: môi trường ẩm ướt luôn thuận tiện cho các loại nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Bạn nên thường xuyên thay quần nhỏ, chọn quần chất liệu cotton thấm ẩm.

Nên làm đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp thực hiện những nguyên tắc ở trên. Mẹo chữa ngứa vùng kín bằng lá trầu không các bạn cũng có thể tham khảo và học hỏi nhưng nên nhờ bác sĩ tư vấn xem có phù hợp để chữa bệnh hay không nhé.

Mẹo hay cho bạn: Mẹo chữa ngứa vùng kín bằng lá trầu không

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:03 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người là bị gì ?

Bất ngờ rau muống có thể chữa rôm sảy, mẩn ngứa

Bất ngờ với công dụng trị mẩn ngứa của cây cỏ sữa lá nhỏ

Nổi mẩn đỏ ngứa ở háng: Căn bệnh nam giới thường mắc

Nổi mẩn ngứa da mặt nên uống thuốc gì

Nổi mẩn ngứa ở bìu dấu hiệu của bệnh nguy hiểm

Cách chữa nổi mẩn ngứa khi mang thai không cần thuốc

Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh phát ban nổi mẩn ngứa hiệu quả

Các cách chữa mẩn ngứa có thể bạn chưa biết

Hiện tượng nổi mẩn ngứa ở tay là bệnh gì?

Ẩn