Cây thuốc nam chữa viêm da tiếp xúc hiệu quả

Chữa viêm da tiếp xúc bằng các cây thuốc nam là một phương pháp tự nhiên được nhiều người lựa chọn và áp dụng. Dưới đây là 3 loại cây thuốc nam chữa viêm da tiếp xúc hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua nếu thường xuyên gặp tình trạng này.

Viêm da tiếp xúc còn được gọi là bệnh chàm tiếp xúc, là một loại dị ứng da thường gặp, chủ yếu do tiếp xúc với những chất có khả năng gây dị ứng như hóa chất, dung dịch tẩy rửa, mỹ phẩm, cỏ dại, công trùng cắn… Bệnh thường khởi phát tại vùng da có tiếp xúc bởi các ban đỏ và sưng, mụn nước…. Mức độ trầm trọng tùy thuộc vào chất mà người bệnh tiếp xúc, thời gian tiếp xúc và cơ địa của người bệnh.

Hướng dẫn bạn: Cách nhận biết và cách xử lý khi bị viêm da tiếp xúc do côn trùng

Cây thuốc nam chữa viêm da tiếp xúc

Ngoài việc điều trị viêm da tiếp xúc với các loại thuốc chống ngứa, chống viêm thì chữa viêm da tiếp xúc bằng các cây thuốc nam cũng là một phương pháp được nhiều người lựa chọn và áp dụng. Phương pháp này không chỉ mang đến hiệu quả tốt mà còn rất an toàn cho da. Dưới đây là 3 loại cây thuốc nam chữa viêm da tiếp xúc hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua nếu thường xuyên gặp tình trạng này.

1- Chữa viêm da tiếp xúc bằng lá trầu không

  • Công dụng: 

Theo Đông y, trầu không có vị cay nồng, tính ấm, đi vào 3 kinh là Phế, Tỳ và Vị. Lá trầu không được cho là có tác dụng hạ khí, chỉ khái, sát khuẩn, tiêu viêm, trừ phong thấp, kích thích thần kinh và tiêu hóa nên thường được dùng để chữa các bệnh ngoài da, sát trùng vết thương ngoài da, trị cảm cúm, viêm họng…

Một số nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong lá trầu không chứa nhiều hợp chất quý như allylcatechol, carvacrol, chavicol, chavibetol, cineol, caryophyllen, cadinen, eugenol, estragol, methyl eugenol, p-cymen,  tanin, vitamin và các axit amin có khả năng sát khuẩn và kháng viêm, giảm ngứa, chữa mề đay mẩn ngứa, chàm da… rất tốt.

  • Cách chữa viêm da tiếp xúc bằng lá trầu không:

Để chữa viêm da tiếp xúc bằng lá trầu không, bạn lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạc. Sau đó, cho lá trầu không vào nồi nước đun đến khi nước sôi thì để nguội bớt. Khi nào thấy nước còn ấm thì lấy nước tắm và rửa những vùng da bị bệnh. Còn bã thì vò nát rồi chà nhẹ lên vùng da bị viêm để kháng khuẩn và trị ngứa da. Thực hiện mỗi ngày sẽ giúp đẩy lùi bệnh viêm da tiếp xúc hiệu quả.

2- Chữa viêm da tiếp xúc bằng rau sam

  • Công dụng:

Theo Y học cổ truyền, rau sam có vị chua, tính hàn và không có độc, có tác dụng sát trùng, giải độc, thanh nhiệt, tiêu thũng,… được dùng trong các trường hợp nóng trong nóng ngoài, chữa mẩn ngứa ngoài da, mụn nhọt sưng đau, viêm da, trướng bụng, giun sán trong ruột, viêm nhiễm đường tiết niệu.

  • Cách chữa viêm da tiếp xúc bằng rau sam:

Cách 1: Bạn đem 250g lá rau sam tươi rửa sạch. Sau đó đem sắc với nước cho sôi rồi chia thành 2 phần để uống trong ngày.

Cách 2: Đem rau sam tươi rửa sạch và giã nát, trộn với 2,5% băng phiến để bôi ngoài da 4-6 lần trong ngày.

Kết hợp áp dụng cả cách 1 và cách 2 sẽ mang đến hiệu quả nhanh chóng.

3- Chữa viêm da tiếp xúc bằng lá khế

  • Công dụng:

Theo Đông Y, lá khế có vị chát, tính lạnh, với tác dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu tiện; thường được dùng để trị những vết lở loét, mụn nhọt, nổi mẩn ngứa, mẩn đỏ trên da. Đồng thời giúp cải thiện các triệu chứng viêm da tiếp xúc, phòng chống ngứa da, giải nhiệt và thanh lọc gan thận.

  • Cách chữa viêm da tiếp xúc bằng lá khế:

Cách 1: Để dùng lá khế chữa viêm da tiếp xúc, bạn đem lá khế rửa sạch, cho vào chảo rang héo (không để lá cháy). Sau đó, để lá khế nguội bớt rồi vò nát, chà lá khế trực tiếp lên những vùng da bị tổn thương viêm da tiếp xúc cho đến khi hết ngứa.

Cách 2: Rửa sạch lá khế rồi cho vào nồi nước đun với chút muối hạt. Chờ nước sôi thì tắt bếp, để đến khi còn ấm thì dùng nước này để tắm.

Trên đây  là những cây thuốc nam chữa viêm da tiếp xúc hiệu quả. Bạn nên áp dụng kiên trì để mau lành bệnh. Chúc các bạn thành công!

Giải đáp một số thắc mắc thường gặp:

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:10 - 03/10/2021

Bình luận (1)

  1. Minh says: Trả lời

    Liệu có hiệu quả k

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn