Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa khiến người bệnh vô cùng có chịu và có khả năng gây bội nhiễm rất khó điều trị. Hãy cùng chuyên gia điểm qua các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa để tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa là một trong những bệnh lý về viêm da gây khó chịu và gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Bởi khi mắc bệnh người bệnh không chỉ cảm thấy ngứa ngáy tại hai lòng bàn tay, hai lòng bàn chân mà tại mà còn xuất hiện vô số các mụn nước lớn nhỏ khác nhau, mọc riêng lẻ hoặc mọc thành chùm. Thông thường những mụn nước này sẽ lành sau 3 tuần. Tuy nhiên chúng thường xuyên tái phát nhiều lần và gây đỏ da.

Bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh tổ đỉa là gì?

Nhìn chung tổ đỉa không phải là một bệnh lý có khả năng gây tử vong nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy vô cùng tự ti vì những mụn nước có hình dạng như những con đỉa và xuất hiện với hiện với một diện tích rất rộng trên bề mặt da. Bên cạnh đó nếu bệnh tổ đỉa không có những biện pháp khắc phục hiệu quả và người bệnh không thường xuyên vệ sinh vùng da bị bệnh sạch sẽ khiến bệnh tình ngày càng trở nặng thêm và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như: Bội nhiễm, ngứa da, nổi hạch bạch huyết,…

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa ở từng giai đoạn

Triệu chứng của bệnh tổ đỉa phụ thuộc rất nhiều vào những đốm mụn nước trên những vị trí da bệnh. Tuy nhiên do những đốm mụn nước cũng là đặc trưng của một số bệnh lý thông thường khác nên người bệnh sẽ rất dễ nhầm lẫn. Điều này dẫn đến việc xác định sai bệnh, điều trị không đúng cách khiến bệnh trở nặng thêm. Do đó người bệnh cần quan sát thật kỹ những triệu chứng bệnh tổ đỉa thông qua từng đốm mụn nước và từng giai đoạn dưới đây:

Giai đoạn khởi phát

Khi bệnh tổ đĩa vừa khởi phát, người bệnh sẽ nhận thấy những dấu hiện sau:

  • Vùng da tại lòng bàn tay, bàn chân và những vị trí xung quanh các ngón bắt đầu xuất hiện những nốt mẩn đỏ như mụn. Khi sờ vào sẽ có cảm giác cộm nhẹ, bên cạnh đó cũng tạo nên cảm giác ngứa ngáy khiến người bệnh vô cùng khó chịu
  • Có thể nhìn thấy những đốm mụn nước nằm ẩn dưới da và đang chuẩn bị trồi ra ngoài.
Mụn nước là triệu chứng của bệnh tổ đỉa
Mụn nước xuất hiện nằm sâu bên trong hoặc lồi ra bên ngoài là triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Giai đoạn mụn nước xuất hiện

  • Bệnh tổ đỉa khiến những vị trí xung quanh ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân xuất hiện những đốm mụn nước có đường kính khoảng 3 mm. Tuy nhiên các mụn nước sẽ mọc dính chùm vào nhau vào liên kết với nhau để tạo thành những mụn nước lớn.
  • Mụn nước có màu đục, nằm sâu bên trong da hoặc nhô lên khỏi bề mặt da và được bao bọc bởi một lớp da dày nên rất khó để vỡ.
  • Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh mà các mụn nước có thể gây ngứa ngáy, đau rát hoặc không có cảm giác gì cả. Bên cạnh đó khi người bệnh tiếp xúc với nước, xà phồng hay thậm chí là sử dụng các chất kích thích, mụn nước sẽ sưng tấy vá tạo nên những cảm giác vô cùng khó chịu.
  • Khi người bệnh thực hiện gãy mạnh, mụn nước sẽ vỡ và tiết ra một lượng chất dịch bên trong tương tự như những mụn nước do bỏng gây nên. Khi đó tại vùng da của phần mụn nước bị vỡ sẽ trở nên khô cần và xơ cứng lại và khiến da bị nứt gây đau đớn và khoảng từ 2 đến 4 tuần vùng da này mới có thể khỏi.
  • Khi mụn nước vỡ da sẽ bắt đầu khô và kèm theo đó là những lớp vảy ở bên trong.
  • Chất dịch bên trong những đốm mụn nước do bệnh tổ đỉa gây nên là phần huyết thanh được tích lũy và nằm giữa các tế bào da đang bị kích thích.
  • Đôi khi phần mụn nước trong lòng bàn tay hoặc tại những vị trí xung quanh ngón tay sẽ xuất hiện cùng với tình trạng bạch huyết sưng to. Khi đó những vị trí xung quanh cẳng tay, cánh tay cũng có cảm giác ngứa, nách bắt đầu nổi hạch.
  • Hình dạng của các đầu móng tay, móng chân khi mắc bệnh tổ đỉa sẽ bị biến dạng.
  • Mụn nước mọc theo từng đợt, nếu các đốm mụn này nếu không tự vỡ thì chúng sẽ teo dần. Tuy nhiên khi gãi, chúng vẫn vỡ ra ngoài và tiết dịch.
  • Trong thời gian điều trị nếu mang lại hiệu quả cao thì mụn nước sẽ xẹp và hết dần. Nhưng nếu ngược lại, mụn nước sẽ to ra và kéo dài trong khoảng vài tuần mới khỏi.

Giai đoạn lên da non

  • Nếu bệnh nhân được điều trị kịp thời và đúng cách, vùng da bị bệnh sẽ mọc da non và phục hồi dần.
  • Các đốm mụn nước không còn xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, đỏ ửng, mụn nước khô lại và giảm nhanh tình trạng chảy dịch.
  • Vảy bong tróc ra ngoài và tạo nên các lớp da non có màu hồng
  • Xuất hiện cảm giác ngứa ngáy do da non. Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không được gãi.

Giai đoạn lichen hóa (hằn cổ trâu)

  • Khi bệnh tái phát nhiều lần, da sẽ xuất hiện tình trạng khô ráp, sần sùi thành từng mảng. Khi sờ vào sẽ có cảm giác chai cứng, các vết hằn hiện rõ thành từng mãng lớn, nổi cộm lên như đang mắc phải bệnh lichen.
  • Vẫn còn cảm giác ngứa ngáy và vô cùng khó chịu.

Nên làm gì khi bị bệnh tổ đỉa?

Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu chứng minh mình đang mắc bệnh tổ đỉa đều đầu tiên và cũng là điều quang trọng nhất mà người bệnh nên làm là đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra tình hình bệnh. Sau khi kiểm tra chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ phát triển bệnh lý, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành xử lý và đề ra những cách điều trị bệnh sao cho hiệu quả nhất. Bởi tổ đỉa là bệnh lý tương đối khó điều trị và rất dễ tiến triển sang một mức độ nghiêm trọng khác nên người bệnh cần phải hết sức lưu ý về vấn đề này.

Bên cạnh đó, khi mắc bệnh tổ đĩa người bệnh nên lưu ý những điều sau đây:

  • Bệnh nhân bị tổ đỉa không được phép gãi hay thậm chí là chà xác mạnh lên trên vị trí da đang bị bệnh. Đồng thời tuyệt đối không nên dùng kim chích cho các mụn nước vỡ ra.
  • Trong thời gian bị bệnh tổ đỉa tuyệt đối không tiếp xúc với các loại hóa chất, chất thải, khói bụi, nấm móc và nên tránh xa ánh nắng mặt trời.
  • Vệ sinh da và tắm rửa sạch sẻ mỗi ngày.
  • Ngâm cả tay và chân trong thau nước ấm hoặc dung dịch thuốc tím 1/10.000 khoảng 10 phút (Có thể mua thuốc tím tại những nhà thuốc Tây)
Ngâm chân trong nước ấm khi bị bệnh tổ đỉa
Thực hiện ngâm chân trong nước ấm khi bị bệnh tổ đỉa
  • Dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc chống dị ứng… theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân bị tổ đỉa tuyệt đối không nên tự ý đoán bệnh, tự ý mua và dùng thuốc mà không có bất cứ một đơn thuốc cụ thể nào.
  • Cung cấp những dưỡng chất cần thiết có trong thịt, cá, các loại hạt và đa dạng các loại vitamin có trong rau củ quả, nước éo trái cây. Điều này sẽ giúp hỗ trợ quá trình nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, khả năng chống và kháng bệnh tổ đỉa cũng được nâng cao.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng rượu, bia , thuốc lá và những chất kích thích khác.
  • Thường xuyên thăm khám tại các cơ sở y tế để có thể nắm bắt mức độ phát triển bệnh lý, tránh tình trạng bội nhiễm gây nguy hiểm và rất khó điều trị.

Thông qua các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa người bệnh sẽ biết và hiểu rõ hơn cách xác định bệnh thông qua các mụn nước. Bên cạnh đó với những nguyên nhân gây bệnh và những hướng giải quyết khi mắc bệnh tổ đỉa sẽ giúp bệnh nhân có thể tránh được tình trạng bội nhiễm gây ảnh huởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Kim Linh

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 14:59 - 25/12/2023

Bình luận (7)

  1. Huỳnh Phương says: Trả lời

    E bị chàm tổ đĩa cũng lâu rồi, lâu lâu nó lại tái phát. lần này nó nổi vài mụn trắng trắng như mũ, e nặng mà nó như k hết, qua hôm sau lại đóng mủ chỗ đó, và nổi thêm vài mục nhỏ nữa, khi đụng vào nó đau chua thuốc gì thì hết ?

  2. Ljnh Bee says: Trả lời

    bj to dja dung j thj khoj vj mjk da boj nhjeu loaj thuoc nhug k het h dang bj ngua va kho chju

  3. Phạm Thắm says: Trả lời

    Nhiều người bảo mình muốn chữa hẳn bệnh này nên chữa theo đông y là chữa trị bằng các loại thảo dược, ngoài việc trị tân gốc, thuốc đông y còn làm cho cơ thể khỏe mạnh, mát gan giải độc và quan trọng hơn là không có tác dụng phụ vì nhiều người cứ thấy bị vấn đề gì ngoài da là mua thuốc bôi linh tinh nhưng càng bôi nhiều thuốc tây thì càng ảnh hưởng nhiều đến da và làm cho bệnh càng nặng vè sau càng khó chữa hic “(

    1. Đinh Thị Hồng says:

      Nếu chữa đông y thì chữa ở trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc là tốt nhất, BS vừa có chuyên môn mà thuốc cũng đảm bảo mình đc nhiều người mách chữa ở đấy rồi !

    2. vo mai hoa says:

      mn oi minh vua tim dc bai chia se cua 1 pan bao la chua khoi benh to dia mn tham khao di xem tnao
      http://www.chuatribenhviemda.com/hanh-trinh-chua-khoi-benh-a-sung-to-dia-ban-tay-cua-toi.html

  4. Nguyễn Ánh Tuyết says: Trả lời

    Bị bệnh này thì phải kiêng những gì vậy???

    1. Lien fpt says:

      Tránh tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất, hạn chế cào gãi khi ngứa và các loại thức ăn có tính phong ngứa, thường xuyên vệ sinh cá nhân giữ cho bàn tay, bàn chân sạch sẽ, khô ráo không để ẩm ướt. Bệnh này thường gây ngứa vì thế không nên gãi, chà xát hoặc dùng kim chọc vỡ mụn nước vì bệnh tổ đỉa rất dễ bị bội nhiễm vi trùng gây viêm mủ da với lại tốt nhất hạn chế để vùng tổn thương tiếp xúc với xà phòng, xi măng…

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn