Điều trị bệnh tổ đĩa theo Tây y

Điều trị bệnh tổ đĩa theo Tây y. Tổ đĩa thường tiến triển dai dẳng và và tái phát nhiều lần theo chu kỳ, trở thành mạn tính, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và lao động của người bệnh. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh tổ đỉa càng sớm thì càng mang đến hiệu quả cao. 

Biểu hiện của bệnh tổ đĩa

Bệnh tổ đĩa có tên khoa học là Dysidrose, là một dạng đặc biệt của bệnh chàm với tổn thương khi trú ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón tay chân, thường gặp ở người từ 2o – 40 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh tổ đĩa vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên một số yếu tố về cơ địa dị ứng, dị nguyên, di truyền, một số loại thuốc, căng thẳng tinh thần… có liên quan đến bệnh tổ đĩa.

Tổn thương của bệnh tổ đĩa là các mụn nước nằm trong lớp thượng bì có kích thước từ 1-2mm, thường gặp ở rìa ngón tay và lòng bàn chân. Chúng thường ăn sâu, chắc và không tự dập vỡ, gây ngứa ngáy, có thể tự xẹp và bong vảy sau 2-3 tuần. Nếu gãi hoặc chà xát mạnh sẽ khiến mụn nước vỡ ra, chảy dịch và dễ bị nhiễm khuẩn, đau nhức, sưng tấy, nổi hạch, sốt. Tổ đĩa thường tiến triển dai dẳng và và tái phát nhiều lần theo chu kỳ, trở thành mạn tính, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và lao động của người bệnh.

Điều trị bệnh tổ đĩa theo Tây y

1/Điều trị tại chỗ

  • Ngâm rửa tay chân với nước thuốc tím pha loãng 1/10 nghìn thành màu hồng.
  • Chấm thuốc BSI 1% – 3% nếu mụn nước đơn thuần, không có dấu hiệu viêm nhiễm.
  • Nếu tổ đĩa kèm theo nhiễm khuẩn, có mủ hoặc bóng nước to thì cần chích vỡ ra rồi thoa thuốc chống nhiễm khuẩn như Eosine, Milian.
  • Bôi các loại kem mỡ như Diproson, Halog, Lorinden, Fucicort, FlucinaSicorten,…
  • Tổn thương nặng có thể dùng kem corticoid  bôi từ 1-2 tuần.
  • Trường hợp tổ đỉa dạng nặng và hay tái phát thì có thể điều trị bằng cách chiếu tia tử ngoại PUVA (Ultra violet)

2/Điều trị toàn thân

  • Dùng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn hoặc thuốc kháng nấm nếu bị nhiễm nấm.
  • Uống một trong số các thuốc Clarytine, Cézil, Hismanal, Histalong, Zirtine rtheo liều 1 viên 10 mg/ngày.
  • Uống thuốc chống dị ứng thông thường như: Cetirizine, Chlopheniramine, Loratadine…
  • Mụn tổ đỉa nhỏ, khu trú có thể tiêm Triamcinolon trong thương tổn.
  • Nếu có bội nhiễm, nên dùng một đợt kháng sinh Erythromycin 0,5 g x 3-4 viên/ngày, liên tục từ 5-7 ngày.
  • Bổ sung các loại Vitamine, đặc biệt là vitamine A, B6, C và vitamin PP.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO:

3/Chăm sóc

  • Tránh tiếp xúc với dị nguyên, các yếu tố có khả năng gây dị ứng nặng thêm như xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa, xăng dầu, mỡ,… Nếu buột phải tiếp xúc, bạn nên đeo găng tay để bảo vệ.
  • Không chọc lễ mụn nước, bóc vảy hoặc cào gãi, chà xát mạnh lên vết thương để tránh làm xây xước các mụn nước gây nhiễm trùng.
  • Không ngâm tay trong nước nhiều khiến lớp sừng bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển mạnh.
  • Nên cắt ngắn móng tay và giữ tay chân khô sạch, nhất là lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định. Tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa da liễu để được bác sĩ kiểm tra cụ thể và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn