Điều trị viêm da cơ địa ở bà bầu

Hướng dẫn điều trị viêm da cơ địa ở bà bầu. Viêm da cơ địa gây lở da, sưng đỏ và nứt nẻ, cháy máu,… Bà bầu bị viêm da cơ địa không nên tự ý dùng thuốc bừa bãi vì dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bà bầu có thể tham khảo vài cách điều trị tại nhà an toàn mà bài viết giới thiệu.

Điều trị viêm da cơ địa ở bà bầu an toàn, hiệu quả

1. Tắm lá đơn đỏ

dieu-tri-viem-da-co-dia-o-ba-bau1

Cây đơn đỏ là thảo dược dân gian thường dùng chữa các bệnh ngoài da vì có công dụng kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Người dân hay dùng đơn đỏ chữa bệnh viêm da cơ địa, nước ăn tay chân, nấm da,…

Hái khoảng 7-10 lá đơn đỏ rửa sạch, nấu với 3 lít nước, pha cho ấm để tắm mỗi ngày. Tắm lá đơn đỏ liên tục 5-7 ngày là khỏi được bệnh viêm da cơ địa. Cách này an toàn, dùng điều trị viêm da cơ địa ở bà bầu cũng không gây ra tác dụng phụ.

2. Tắm lá khế

dieu-tri-viem-da-co-dia-o-ba-bau4

Lá khế trong đông ý có vị chát, tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt, lợi tiểu, tiêu độc, dùng chữa được các chứng ung nhọt, lở ngứa, viêm da, nấm da, nước ăn tay chân,…Lá khế dùng điều trị viêm da cơ địa ở bà bầu an toàn, hiệu quả.

Hái 1 nắm lá khế, rửa sạch nấu với 3 lít nước cho sôi, vớt lá để riêng, pha nước tắm. Sau khi tắm xong thì dùng lá khế đã nấu ban nãy giã nát, đắp lên chỗ da bị viêm 20 phút rồi rửa rửa lại với nước sạch. Thực hiện liên tục khoảng 1 tuần là khỏi được bệnh viêm da cơ địa.

3. Tắm lá trầu

dieu-tri-viem-da-co-dia-o-ba-bau2

Theo đông y, lá trầu có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu độc, khử trùng, làm lành vết thương trên da rất tốt.

Hái khoảng 7-10 lá trầu về nấu nước tắm như cách nấu nước lá đơn đỏ. Lá trầu dễ kiếm, dễ mua nên được nhiều người ưa chuộng sử dụng hơn cả. Bà bầu bị viêm da cơ địa có thể tham khảo thử cách này chữa bệnh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cách phòng ngừa viêm da cơ địa tái phát

dieu-tri-viem-da-co-dia-o-ba-bau

  • Tránh sử dụng các sản phẩm dầu gội, sữa tắm có mùi thơm nồng, có tính tẩy mạnh.
  • Không sử dụng chất kích thích và tránh các tác nhân từng khiến cơ thể dị ứng (hóa chất, khói bụi, thức ăn dị ứng,….)
  • Vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày, tắm rửa bằng nguồn nước hợp vệ sinh, mặc quần áo sạch sẽ.
  • Giặt giũ, lau chùi đồ dùng, thường xuyên dọn dẹp nơi ở cho thoáng khí, sạch sẽ.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da vào những ngày hanh khô, chọn sản phẩm có thương hiệu uy tín và chiết xuất thiên nhiên an toàn cho da.
  • Ra ngoài nên mang khẩu trang và ăn mặc đủ dài để che chắn cho thể khỏi khói bụi, vi khuẩn.
  • Cắt móng tay sạch sẽ, không được cào, gãi hay chà xát khi da đang có dấu hiệu bị viêm ngứa.
Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn