Hướng dẫn cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt

Bên cạnh một số lợi ích như làm thực phẩm, chữa đau nhức mỏi, cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt cũng được áp dụng từ lâu và đem lại một số lợi ích nhất định. Sử dụng lá lốt chữa bệnh tổ đỉa như thế nào? Các bước thực hiện ra sao? Cần lưu ý những gì khi thực hiện?

Lợi ích của lá lốt đối với bệnh tổ đỉa

Lá lốt (tên khoa học là Piper lolot), đây một loại cây thuộc họ hồ tiêu khá phổ biến ở những quốc gia có khí hậu nóng ẩm. Cây lá lốt mọc ở nhiều địa hình khác nhau, phân bố tại nhiều địa phương rả rác khắp cả nước. Đặc điểm thân cây lá lốt có rãnh dọc, phần lá đơn nguyên, mọc so le. Có thể dễ dàng nhận ra lá lốt bởi màu xanh đậm, mặt lá bóng và hình tim đặc trưng.

Trong lá lốt có chứa nhiều thành phần tự nhiên bao gồm:

  • Nước.
  • Protein.
  • Gluxit.
  • Chất xơ.
  • Tro.
  • Canxi.
  • Photpho.
  • Sắt.
  • Caroten.
  • Vitamin C.

Do chứa nhiều thành phần tự nhiên tốt cho sức khỏe, ngoài việc dùng để chế biến những món ăn thông thường, lá lốt còn được biết với nhiều tác dụng chữa bệnh. Y học cổ truyền cho rằng lá lốt là loại dược liệu có tính ấm, có hương thơm, vị hơi cay. Lá lốt còn có tác dụng sát khuẩn khá tốt nên thường được dùng nhiều trong việc điều trị các bệnh như:

  • Các bệnh đau nhức xương khớp, thấp khớp, tay chân tê thấp
  • Cải thiện chứng đổ mồ hôi chân tay,…
  • Chữa các bệnh da liễu thông thường như mề đay, nấm da, tổ đỉa, viêm da cơ địa, ngứa ngoài da,…

Hướng dẫn cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt

Lá lốt có tác dụng hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa khá tốt. Hiệu quả của phương pháp tự nhiên như dùng lá lốt thường chậm hơn so với một số phương pháp điều trị khác tuy nhiên có ưu điểm lớn là tự nhiên, an toàn, ít kích ứng da và các tác dụng phụ.

Do đó những cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt thường được áp dụng song song với các biện pháp điều trị khác để giúp cải thiện các triệu chứng và hỗ trợ phục hồi tốt hơn. Phương pháp này thích hợp cho những bệnh nhân mới phát bệnh, có các triệu chứng chưa lâu.

1. Bài thuốc uống trong

Nguyên liệu:

  • Khoảng 40g lá lốt tươi.

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt rồi để cho ráo nước.
  • Sau khi rửa, cho tất cả vào máy xay nhuyễn rồi lọc lấy nước.
  • Trộn nước ép lá lốt với khoảng 20ml nước ấm rồi chia đều thành 2 lần và uống hết trong ngày.

Tác dụng:

  • Bài thuốc uống trong có tác dụng cải thiện khả năng thanh lọc cơ thể, từ đó đào thải các độc tố, giúp cải thiện sớm triệu chứng ngoài da.
  • Người mắc bệnh tổ đỉa nên sử dụng bài thuốc này thường xuyên kết hợp với bài thuốc bôi ngoài da để giúp tác dụng điều trị song song và nhanh chóng dứt điểm bệnh.
lá lốt chữa bệnh tổ đỉa
Nguyên liệu lá lốt trong bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa

2. Bài thuốc đắp ngoài

Nguyên liệu:

  • Khoảng một nắm lá lốt cỡ vừa
  • Muối biển loại hạt to, chuẩn bị khỏag vài hạt.

Thực hiện:

  • Lá lốt đem rửa sạch và để ráo nước.
  • Giã nát lá lốt cùng với vài hạt muối biển để đắp lên vùng da bị tổ đỉa.
  • Vệ sinh da bằng nước ấm, sau đó dùng hỗn hợp đắp bên ngoài da khoảng 30 phút.
  • Mỗi ngày đắp 1 lần kết hợp với bài thuốc uống và điều trị bằng nội khoa.

Tác dụng:

  • Bài thuốc bôi ngoài có tác dụng làm sạch da, loại bỏ các yếu tố kích ứng trên da và giúp kích thích vết thương chóng lành.
  • Chỉ nên áp dụng cách này khoảng mỗi ngày 1 lần để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Các bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin về bệnh tổ đỉa với sự tư vấn của Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương, Giảng viên bộ môn Da liễu Đại học Y Dược, TPHCM:

Lưu ý khi dùng lá lốt chữa tổ đỉa

Tương tự như nhiều loại thảo dược khác, khi sử dụng lá lốt chữa bệnh tổ đỉa, bạn cần tuân thủ một số lưu ý để giúp cải thiện bệnh với hiệu quả tốt nhất:

  • Sử dụng lá lốt đúng cách, không được lạm dụng quá mức, không tự ý thay thế các biện pháp điều trị đã có hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đối với những trường hợp bệnh tổ đĩa mạn tính cần có chỉ dẫn riêng biệt từ bác sĩ bởi những trường hợp này bệnh rất dai dẳng, việc điều trị bằng biện pháp tự nhiên có hiệu quả khá thấp, cần phải điều trị bằng các thuốc mạnh hơn.
  • Lựa chọn nguyên liệu sạch, không pha trộn tạp chất, luôn chú ý ngâm rửa kỹ trước khi dùng, không ngâm rửa qua loa.
  • Hạn chế gãi vào vùng da bị tổ đỉa trong quá trình phát bệnh để tránh làm bệnh nặng hơn và lan rộng ra.
  • Kiêng tiếp xúc với các yếu tố có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh tổ đỉa.
  • Chú ý chăm sóc và vệ sinh da thường xuyên, kết hợp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tránh các loại hóa chất.

Như vậy, với phương pháp chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt được gợi ý trên đây hy vọng bạn đọc có thể tìm thấy giải pháp làm giảm triệu chứng an toàn nhất. Bên cạnh đó, đừng nên tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Chúc các bạn thành công!

Hiểu thêm về bệnh tổ đỉa

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:11 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn