Hướng dẫn điều trị chàm sinh dục cho cả nam và nữ giới

Chàm sinh dục là căn bệnh có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Do đây là căn bệnh ở vùng kín và không mấy phổ biến nên nhiều người khi mắc bệnh thì không biết nguyên nhân do đâu và cách chữa trị như thế nào. Bài viết dưới đây xin chia sẻ cách điều trị chàm sinh dục cho cả nam và nữ giới để bạn biết cách xử lý đúng khi bị bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm sinh dục

+ Do cơ địa: Những người có có địa yếu, dễ dị ứng, có người thân từng mắc bệnh chàm, rối loạn chức năng nội tạng, rối loạn nội tiết thường hay bị chàm. Ngoài ra, bệnh chàm sinh dục còn có thể là do bị ảnh hưởng bởi các bệnh viêm xoang, xơ gan, bệnh thận, viêm đại tràng,…

+ Do dị ứng: Một số tác nhân khiến cơ thể dị ứng gây bệnh chàm sinh dục là hóa chất, thuốc nhuộm, thuốc sâu, băng vệ sinh giả, quần áo, mỹ phẩm, cạo lông vùng kín không đúng cách, dùng các sản phẩm tẩy rửa vùng kín nặng mùi,…

Biểu hiện của bệnh chàm sinh dục

+ Giai đoạn 1: Cơ quan sinh dục bắt đầu có cảm giác ngứa rát, nóng và hơi sưng tấy lên.

+ Giai đoạn 2: Cơ quan sinh dục có các mụn nhỏ li ti, da nóng đỏ, có chứa dịch bên trong các mụn nhỏ. Mụn nước có thể nổi lên dày đặc. Mụn nước thường lây từ cơ quan sinh dục ra các khu vực lân cận.

+ Giai đoạn 3: Mụn nước bắt đầu cương cứng, chảy mủ. Mủ chảy ra có thể là do tác động chà xát, gãi hoặc là do mụn nước quá căng.

+ Giai đoạn 4: Sau khi chảy nước vàng, huyết thanh đọng lại trên da làm tăng vảy tiết vàng. Sau khi da bong ra thì để lại lớp da nhẵn bóng, vùng da này mỏng hơn các vùng da xung quanh.

Cách điều trị chàm sinh dục cho cả nam và nữ giới

Để điều trị bệnh chàm sinh dục cho cả nam và nữ giới nhanh khỏi, cần chú ý các vấn đề sau đây:

+ Không được chà xát, gãi gỡ lên các mảng da bị chàm. Nếu làm các tác động gãi gỡ thường xuyên sẽ làm da tổn thương nghiêm trọng, có thể làm bội nhiễm và nhiễm trùng trên da.

+ Giai đoạn khởi phát, bệnh nhân có thể tham khảo dùng nước muối loãng để sát trùng vết thương, làm giảm sưng tấy đỏ trên da.

+ Giai đoạn nổi mụn nước có thể dùng dung dịch hồ bôi tetrapred để làm lành các tổn thương trên cơ quan sinh dục, tránh bệnh chàm lây nhiễm ra các khu vực xung quanh.

+ Khi các nốt chàm đóng vảy thì nên dùng dung dịch bôi steroid mức độ vừa phải, tránh làm tổn thương và giúp da mau khôi phục như fucicort, elomest, sylana,…

+ Có thể dùng thêm thuốc kháng sinh uống trong vòng 1 tuần để cho bệnh mau khỏi. Kháng sinh có thể dùng dạng uống hay dạng tiêm.

Điều trị chàm sinh dục cho cả nam và nữ giới nên điều trị sớm, khi bệnh mới khởi phát. Để bệnh mau khỏi và không trở thành mãn tính, người bệnh nên điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, điều trị tích cực và biết cách chăm sóc cơ quan sinh dục: Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, tránh quan hệ vào những ngày này và mặc các loại quần áo khô thoáng.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn