Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh dễ tái phát nếu không được chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả. Vậy, khi chăm sóc bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc, chúng ta cần chú ý điều gì? Dưới đây là những lời khuyên hữu ích cho bạn trong trường hợp này.

Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm da do tiếp xúc trực tiếp với một số chất nhất định, thường gặp là xà phòng, xăng dầu, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, sơn, mỹ phẩm, đồ trang sức kim loại,… khiến vùng da tiếp xúc bị kích ứng và xuất hiện các mảng da đỏ, ngứa phát ban, nổi mụn nước cực kỳ khó chịu.

Viêm da tiếp xúc không gây truyền nhiễm hay đe dọa tính mạng người bệnh nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Thông thường, nếu được điều trị hiệu quả, bệnh có thể thuyên giảm từ 2-4 tuần.

CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT:

Nhận biết và cách xử lý khi bị viêm da tiếp xúc do côn trùng

Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc

Ngoài các phương pháp điều trị, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc, người nhà cần lưu ý các vấn đề sau đây:

1- Ngăn bệnh nhân tiếp xúc với các chất có thể gây kích ứng da

Phòng tránh viêm da dị ứng tiếp xúc bằng cách tránh để người bệnh tiếp xúc với xà phòng có tính tẩy rửa mạnh hoặc các chất độc hại có khả năng gây kích ứng da như xăng dầu, sơn, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm tóc, nước hoa, đồ trang sức, niken, xà phòng tẩy rửa… Nếu chẳng may tiếp xúc thì phải nhanh chóng rửa sạch da bằng nước với xà phòng dịu nhẹ để loại bỏ ngay các chất gây kích ứng hoặc dị ứng.

2- Không được cào gãi vùng da bị tổn thương

Bệnh nhân không được cào gãi vào vùng da bị tổn thương viêm do tiếp xúc với các hóa chất để tránh da bị nhiễm trùng nặng và khó điều trị hơn. Tốt nhất, người nhà nên cắt ngắn móng tay và cho bệnh nhân đeo găng tay, che phủ vùng da bị tổn thương để bệnh nhân không thể cào gãi.

3- Dùng thuốc đúng liều lượng 

Người nhà cần cho bệnh nhân uống thuốc (kháng histamine) hay thoa thuốc (kem Calamin, Hydrocortisone)  đúng liều lượng được được bác sĩ chỉ định để giúp giảm ngứa và làm dịu da.

4- Cho bệnh nhân mặc quần áo thoáng mát

Giữ vệ sinh thân thể và cho bệnh nhân mặc quần áo thoáng mát có chất liệu cotton mịn sẽ giúp bệnh nhân tránh được các kích ứng như ngứa rát và đau. Chú ý, quần áo phải được giặt giũ sạch sẽ và phơi nắng, không dùng chất tẩy rửa mạnh hoặc nước xả có mùi thơm khi giặt quần áo, cũng như các đồ dùng tiếp xúc trực tiếp trực tiếp như khăn, áo gối, chăn mền, ga trải giường…

5- Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng

Để chăm sóc tốt bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc, người nhà cũng cần  quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của người bệnh. nên biết bị viêm da tiếp xúc nên kiêng gì ? Đồng thời nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như chất xơ, protein, vitamin (A, C, E) và khoáng chất từ các loại rau củ và trái cây, thịt, cá,… vào thực đơn hàng ngày để cải thiện lớp sừng của da. Bên cạnh đó, người nhà cũng nên nhắc nhở người bệnh nên uống nhiều nước (1-2 lít) mỗi ngày để tăng độ ẩm giảm tình trạng bong tróc da.

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:11 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn