Mách bạn mẹo chữa á sừng bằng lá trầu không tại nhà

Lá trầu không từ lâu được biết đến như một vị thuốc được dân gian sử dụng giúp cải thiện nhiều bệnh ngoài da. Trong đó, chữa á sừng bằng lá trầu không là một mẹo khá đơn giản và quen thuộc, có thể được thực hiện dễ dàng tại nhà.

Tuy cách dùng lá trầu không để chữa bệnh không phải là mới nhưng nhiều người vẫn ưa chuộng cách này bởi có một số ưu điểm như độ an toàn cao, ít gây ra nguy cơ kích ứng, dị ứng, nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện đơn giản.

lá trầu không chữa bệnh á sừng
Mẹo dùng lá trầu không chữa bệnh á sừng

Lá trầu và một số lợi ích

Lá trầu (tên khoa học Piper betle), thuộc họ trầu (Piperaceae). Đây là một trong những loại cây phổ biến ở nước ta và một số quốc gia châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Sri Lanka,… Trầu là cây sống lâu năm và có thân leo, khá dễ nhận biết với các lá nhẵn, mặt bóng, khi trưởng thành có thể mọc cao đến khoảng 1 mét.

Y học hiện đại khám phá ra trong thành phần của trầu có đa dạng cách thành phần, chủ yếu là các hoạt chất hữu cơ và một số loại tinh dầu. Lượng tinh dầu có trong lá trầu cũng rất đáng chú ý, trung bình cứ 100 g lá trầu không thì có gần 2,5% là tinh dầu. Theo nghiên cứu của Viện Dược liệu Việt Nam, trong thành phần của lá trầu gồm có các hoạt chất như:

  • Hoạt chất betel-phenol (hay chavibetol hoặc 3-hydroxy-4-metoxyankylbenzen). Đây là hoạt chất có khả năng tạo ra hương vị như mùi khói khi sử dụng.
  • Hoạt chất Chavicol trong lá trầu không..
  • Hoạt chất Cadinen trong tinh dầu của lá trầu.
  • Hỗn hợp tinh dầu gồm các thành phần như eugenol, cineol, estragol, methyl eugenol, p – cymen, caryophyllen, tanin.
  • Ngoài ra trong thành phần hóa học của lá trầu không cũng chứa khá nhiều acid hữu cơ như acid nicotinic, một số loại acid amin.
  • Một số thành phần phụ khác trong lá trầu cũng được tìm thấy như đường, caroten, vitamin C,…

Nhờ những hoạt chất này, lá trầu không thường được sử dụng chủ yếu để cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn do có các hoạt chất giúp kháng và ức chế vi khuẩn khá mạnh. Ngoài ra, trầu không còn được sử dụng để cải thiện một số bệnh ngoài da do các chủng loại vi nấm khác nhau, bệnh á sừng, một số bệnh viêm da khác.

Cách dùng lá trầu không chữa bệnh á sừng

Dùng lá trầu không chữa bệnh á sừng là cách chữa phù hợp đối với những bệnh nhân trong giai đoạn nhẹ, thương tổn chưa lan rộng. Có thể sử dụng lá trầu không như một phương pháp hỗ trợ song song với các phương pháp điều trị khác để đạt được kết quả tối ưu nhất. Để thưc hiện, bạn có thể lựa chọn sử dụng lá trầu không chữa á sừng theo hai hình thức dưới đây:

1. Dùng lá trầu không pha nước tắm

Cách này khá dễ thực hiện, bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 1 nắm lá trầu không cùng với một ít muối hạt là được. Có thể thực hiện khá dễ dàng tại nhà.

Chuẩn bị:

  • Lá trầu không loại tươi, khoảng 1 nắm.
  • Muối hạt khoảng 1 muỗng.

Thực hiện:

  • Đem phần lá trầu không đã chuẩn bị ngâm với nước muối, sau đó rửa sạch và để ráo nước.
  • Cắt nhỏ lá trầu không sau khi rửa rồi cho vào nồi cùng với 1 – 2 lít nước.
  • Đun sôi lá trầu với nước trong thời gian từ 15 – 20 phút.
  • Sau khi nước lá trầu đã sôi thì tắt lửa và để nguội bớt.
  • Pha cùng với nước tắm để vệ sinh vùng da bị á sừng.
  • Cách này có thể giúp bạn giảm đáng kể các triệu chứng bong tróc, khô và ngứa da, giúp da được sạch hơn.

2. Dùng lá trầu, bèo hoa dâu và rau răm

Bên cạnh cách sử dụng nguyên liệu lá trầu đơn thuần, bạn còn có thể phối hợp cùng với một số nguyên liệu khác như bèo hoa dâu và rau răm. Cách này tuy cần có nhiều nguyên liệu hơn nhưng thời gian thực hiện cũng khá nhanh và các nguyên liệu cũng không quá khó tìm.

Chuẩn bị:

  • Lá trầu không khoảng 7 – 10 lá.
  • Bèo hoa dâu khoảng 10 lá.
  • Rau răm tươi khoảng 2 nắm.
  • Muối hạt khoảng 1 muỗng.
  • Nước sạch khoảng 2 – 3 lít.

Thực hiện:

  • Ngâm các loại lá đã chuẩn bị sau đó rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho hỗn hợp lá đã rửa sạch vào cắt nhỏ.
  • Đun sôi với lửa nhỏ trong thời gian từ 15 – 20 phút.
  • Đến khi nước nguội bớt, bạn có thể chắt nước ra để pha nước tắm.
  • Phần bã có thể dùng để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị á sừng để cải thiện các triệu chứng.
đun nước lá trầu không
Đun nước lá trầu không chữa bệnh á sừng

Lưu ý khi sử dụng lá trầu không chữa bệnh á sừng

  • Chú ý lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch, không pha tạp và không ngâm tẩm hóa chất.
  • Luôn rửa thật sạch trước khi dùng trên da để tránh nguy cơ viêm nhiễm.
  • Không sử dụng lá trầu không với những trường hợp có vết thương hở ngoài da, người có cơ địa dị ứng với các thành phần trong lá trầu. Thận trong khi sử dụng cho người có da nhạy cảm.
  • Mức độ đáp ứng của mỗi bệnh nhân với phương pháp có thể khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa của từng người bệnh.

Hiểu thêm về bệnh á sừng

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:11 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn