Mẹo chữa bệnh hắc lào bằng chuối xanh trong 7 ngày

Dân gian thường hay áp dụng mẹo chữa bệnh hắc lào bằng chuối xanh. Đây không phải là một biện pháp mới tuy nhiên không phải ai cũng biết đến. Với nhiều bệnh nhân, đây được xem là phương pháp đơn giản, thuận tiện, dễ áp dụng để đối phó với căn bệnh ngoài da khó chịu này.

Hắc lào là một dạng bệnh ngoài da do nấm gây ra, đặc biệt là các chủng Epidermophyton, Trichophyton, Microsporum. Đây là một dạng ngoài da dễ lây nên đa số người bệnh rất e dè khi không may gặp phải căn bệnh này.

Từ lâu, dân gian đã nhận biết được dấu hiệu hắc lào qua các dấu hiệu phổ biến như ngứa, ửng đỏ thành đám nhỏ hình tròn và có thể lan rộng, da có thể hơi bong vảy,… Từ khi phát hiện ra căn bệnh này, dân gian đã có nhiều phương thức tự nhiên để trị hắc lào, chuối xanh là một trong số đó.

chữa hắc lào bằng chuối xanh
Chữa hắc lào bằng chuối xanh – mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện

I. Vì sao chuối xanh chữa được bệnh hắc lào?

Chuối xanh là cách gọi chung các loại chuối chưa đạt đến độ chín vàng. Khi chuối còn xanh thường có vị chát, nhiều mủ hơn và đôi khi còn có vị hơi đắng hơn so với chuối đã chín vàng. Ở chuối xanh có khoảng 70 – 80% là tinh bột, một số thành phần như pectin, các chất xơ, một số vitamin, vi chất kim loại,…

Trong các phương pháp sử dụng chuối xanh chữa hắc lào, phần nhựa chuối được xem là có vai trò quan trọng nhất trong quá trình điều trị. Tác dụng chính của phần nhựa chuối là phủ kín vùng da bị nhiễm hắc lào. Do hắc lào bản chất là một dạng nấm da, khi bị phủ kín, các sợi nấm bị ngăn cách với oxy bên ngoài, bị teo dần và biến mất.

Ngoài lý do trên, một số thành phần chống oxy hóa, kháng nấm, kháng khuẩn trong nhựa chuối xanh cũng được xem là yếu tố khiến cho nấm trên da không còn khả năng bám vào, mất đi môi trường để ký sinh. Đây cũng là lý do dân gian thường sử dụng chuối xanh cho các trường hợp nấm da như hắc lào.

II. Cách dùng chuối xanh chữa bệnh hắc lào

Một số trường hợp hắc lào trên da có thể áp dụng cách chữa tự nhiên từ chuối xanh trong thời gian từ  6 – 7 ngày để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh hắc lào. Đây là cách đơn giản, dễ thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Chuẩn bị

  • Chuối xanh còn nguyên vỏ, không dập héo (nếu được nên dùng chuối tiêu xanh)
  • Khăn mềm sạch
dùng chuối xanh chữa hắc lào
Nguyên liệu chuối xanh để nguyên vỏ

Thực hiện

  • Rửa sạch chuối, vẫn để nguyên vỏ.
  • Vệ sinh sạch vùng da có hắc lào sau đó lau khô lại với khăn mềm.
  • Cắt lát chuối xanh thành những khoang vừa.
  • Dùng lát chuối xanh bôi lên vùng da bị hắc lào sao cho nhựa chuối phủ đều và kín trên khu vực có hắc lào.
  • Để khô tự nhiên, không cần rửa lại với nước, mục đích làm cho vi nấm gây bệnh hắc lào không tiếp xúc được với không khí và teo đi.

Khi thực hiện cách này cần chú ý áp dụng liên tục trong thời gian 6 – 7 ngày để phát huy hiệu quả. Tốt nhất nên thực hiện sau khi tắm và để khô tự nhiên hoặc ngồi trước quạt để vùng da bôi nhựa chuối khô nhanh hơn.

III. Một số lưu ý khi dùng chuối xanh chữa bệnh hắc lào

1. Những ai có thể dùng cách này?

Đối với các phương pháp dân gian như dùng chuối xanh chữa bệnh hắc lào, mức độ hiệu quả cũng có giới hạn và mức độ nhất định. Những đối tượng phù hợp với cách chữa dân gian này gồm có:

  • Người mới bị hắc lào trong thời gian ngắn.
  • Người bị hắc lào với kích thước vùng da nhỏ, đám hắc lào chưa lan rộng.
  • Vị trí vùng da bị hắc lào ở các vùng da lớn, không quá mỏng, dễ bôi thuốc.

Với những trường hợp hắc lào đã lan rộng, thời gian hắc lào đã lâu, vị trí hắc lào ở các vùng da mỏng, nhạy cảm thì không nên dùng cách này bởi khó áp dụng và mức độ hiệu quả thường không cao, làm kéo dài thời gian điều trị.

2. Những điều cần tránh khi dùng chuối xanh chữa bệnh hắc lào

  • Không sử dụng chuối xanh chữa hắc lào trên các vùng da mỏng vì có thể gây sưng đỏ do nhựa chuối. Đặc biệt không dùng trên mặt.
  • Trong quá trình sử dụng không rửa vùng da đang bôi chuối xanh, nếu tắm cũng cần hạn chế tác động vào vùng da này.

3. Xử lý trong trường hợp hắc lào tái phát

Đối với những trường hợp dùng chuối xanh chữa hắc lào sau 7 ngày không có hiệu quả, tái phát hoặc những trường hợp hắc lào có dấu hiệu lan,… thì bạn nên chuyển sang những cách mạnh hơn, không nên tiếp tục cách này.

Đối với những trường hợp này có thể được xử trí bằng một số loại thuốc như:

  • Thuốc bôi ngoài như thuốc mỡ ketoconazon, (Kedefa, Nizoran,…), Cortebios
  • Thuốc bôi có cồn iod từ 1 – 2%
  • Nhóm thuốc BSI, ASA, Antimycose
  • Thuốc uống Ketoconazon 200 mg, Griseofulvin, Itraconazole, Fluconazole, Terbinafine,…

* Lưu ýKhông tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Với người có tiền sử bệnh gan cần thông báo với bác sĩ và không dùng Ketoconazon đường uống.

4. Một số lưu ý đối với bệnh hắc lào

Với người đang bị hắc lào, người đã điều trị cũng như người chưa mắc bệnh đều cần biết một số nguyên tắc phòng ngừa hắc lào như sau:

  • Vệ sinh môi trường sống, tránh ẩm thấp để đề phòng hắc lào và các bệnh nấm da khác
  • Thường xuyên vệ sinh da, tắm giặt sạch sẽ, không để cơ thể ra mồ hôi nhiều
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố như nước bẩn, đất bẩn,… để tránh bệnh hắc lào và các bệnh ngoài da khác
  • Vệ sinh các vật dụng cá nhân, đặc biệt là quần áo, chăn màn sạch sẽ, khô ráo
phòng ngừa hắc lào bằng cách vệ sinh cơ thể thường xuyên
Chú ý vệ sinh cơ thể thường xuyên để phòng ngừa bệnh hắc lào

Trên đây là hướng dẫn chữa bệnh hắc lào bằng chuối xanh, một trong những mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với những trường hợp hắc lào nhẹ, mới khởi phát. Áp dụng hợp lí, đúng cách cũng như phối hợp cùng các biện pháp khác có thể giúp bạn sớm cải thiện được tình trạng sức khỏe.

Một số thông tin về bệnh hắc lào

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:10 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn