Nhận biết bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh

Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hiện tượng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra. Để nhận biết bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh sớm và có phương pháp điều trị đúng cách, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ các thông tin về căn bệnh này.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị chàm vành tai

Chàm vành tai thuộc thể bệnh chàm, thường xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng. Bệnh có thể phát tác ở các vị trí khác nhau trên cơ thể người bệnh tùy theo thể bệnh chàm tương ứng. Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị chàm vành tai là do các yếu tố sau đây:

  • Thay đổi môi trường: trẻ tử môi trường trong bụng mẹ chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài.
  • Thức ăn: thịt bò, thịt gà, các loại hải sản, thực phẫm lên men như sữa chua, bia, rượu, đồ hộp, mắm, dưa chua…

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh chàm vành tai ở trẻ là do khi mang thai, mẹ ăn quá nhiều thức ăn có chứa gia vị tính nóng hoặc sau khi sinh ít dùng rau xanh, trái cây khiến sữa mẹ bị ảnh hưởng. Bé bú sữa mẹ không đủ dinh dưỡng, lâu ngày khiến dạ dày tiêu hóa kém, suy giảm chức năng, cơ thể bé dễ bị thấp nhiệt và gây dị ứng.

Nhận biết bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh

Bệnh chàm vành tai có đặc điểm là gây ngứa ngáy với các mảng da sần nổi hồng ban không đồng nhất ở vành tai, ống tai ngoài và phần da xung quanh. Bệnh được chia thành 3 giai đoạn là cấp tính, bán cấp tính và cuối cùng là mạn tính.

Ở giai đoạn đầu, vùng da tại chỗ bị ửng đỏ và nổi nhiều mụn nước. Khi mụn này vỡ ra sẽ để lại tổn thương chợt loét và rỉ dịch vàng. Sau đó, bề mặt vùng tổn thương sẽ khô dần và đóng vảy, vảy đóng ngày càng dày và trở nên thô nhám. Sau một thời gian, vết thương sẽ biến mất và không để lại vết sẹo. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm trùng đi kèm thì vết thương có mủ và dị ứng nghiêm trọng hơn.

Bệnh chàm vành tai thường hay tái phát và kéo dài mạn tính khiến mạch máu dưới da không được nuôi dưỡng tốt nên da bị suy dinh dưỡng và trở nên kém mịn màng, bị mất nước. Ở trẻ sơ sinh, da trẻ còn non nên rất dễ bị kích ứng nhưng khi trẻ dần lớn thì bệnh cũng sẽ dần khỏi theo. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn phải đưa trẻ đến bệnh viện hay các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để điều trị, không nên để bệnh kéo dài khiến trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Để giúp bé tránh được nguy cơ bị dị ứng, cha mẹ nên tập cho bé ăn tất cả các loại thức ăn, không nên hạn chế hoặc không cho bé ăn vì không thích món đó. Khi tập cho bé ăn món mới, hãy cho bé ăn từng chút để thử xem phản ứng của cơ thể bé có thích nghi với món ăn đó hay không. Nếu bé bị chàm vành tai, trong quá trình chăm sóc bé, cha mẹ nên tránh động vào vùng da tổn thương. Vệ sinh sạch sẽ và mặc quần áo thoáng mát cho bé, đeo bao tay để tránh bé gãi ngứa làm trầy vết thương. Cha mẹ cũng không nên tự ý mua thuốc về bôi cho trẻ, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia da liễu trước khi cho bè sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO MẸ

4.7/5 - (3 bình chọn)

Cập nhật lúc 10:10 - 03/10/2021

Bình luận (1)

  1. Nguyễn Tú says: Trả lời

    Bé nhà e được 19 tháng nhưng k hiểu sao mấy hôm nay e thấy ở vành tai bên trong có một cái mụn.bé ngứa nên gãi làm mụn vỡ ra.mấy hôm rồi mà không khỏi e cứ thấy bị chảy dịch vàng và có mùi hôi hơi khó chịu.Bác sĩ tư vấn cho em xem bé nhà em có làm sao không và nên bôi thuốc gì ạ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn