Các loại lá thường dùng tắm cho bé và lưu ý khi sử dụng

Trong dân gian việc sử dụng lá tắm cho trẻ được xem là một phương pháp phòng ngừa và điều trị các bệnh ngoài da hiệu quả. Vậy các loại lá thường dùng để tắm cho bé là gì và cần lưu ý những gì khi sử dụng các loại dược liệu này?

Ngoài việc sử dụng các loại sữa tắm giúp da bé sạch và mềm mịn, trong dân gian còn có những loại lá tắm giúp phòng ngừa và điều trị các dạng bệnh lý về da như: Dị ứng da, rôm sảy, mề đay,…khá hiệu quả Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ không phải loại lá nào mẹ cũng có thể sử dụng để tắm cho con. Bởi khi còn quá nhỏ, da của bé sẽ vô cùng nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương.

Dùng các loại lá tắm cho bé có an toàn không?

Theo Y học cổ truyền, việc dùng các loại lá cây có trong thiên nhiên để tắm cho bé là rất tốt. Bởi những loại thảo mộc không chỉ giúp da của bé sạch mịn mà còn giúp bé tránh khỏi các bệnh lý về da do tiếp xúc với các tác nhân gây hại và hóa chất. Bên cạnh đó thảo mộc xung quanh nhà còn giúp giảm bớt các khoản chi không cần thiết.

Dùng các loại lá tắm cho bé có an toàn không?
Dùng các loại lá tắm cho bé có an toàn không?

Tuy nhiên trong một buổi phỏng, khi được hỏi có nên dùng lá cây để thực hiện tắm cho trẻ nhỏ hay không, ThS. BS. Bùi Công Trí đang công tác tại khoa Da liễu bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết:

“Từ xưa, tắm cho bé bằng những loại lá cây có trong vườn nhà được xem là một việc bình thường nếu cha mẹ có ý định làm sạch da và phòng ngừa các loại bệnh về da cho bé. Tuy nhiên để có thể nói các loại lá tắm cho bé đều rất tốt và đạt công dụng hiệu quả cao thì chúng tôi không dám khẳng định. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng không khuyến khích mọi người sử dụng lá cây để thực hiện tắm cho trẻ nhỏ. Bởi ngày nay, không ai có thể dám đảm bảo rằng các loại dược liệu có trong thiên nhiên này đều sạch.

Trên thực tế các loại lá cây ngày nay thường xuyên bị tác động bởi những loại thuốc trừ sâu và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Chính vì thế việc có thể làm sạch hoàn toàn cho lá là điều vô cùng khó kể cả khi đun sôi lá dưới nhiệt độ cao. Mặt khác, nếu da trẻ đang bị tổn thương hoặc có những vết hở do trầy xướt, nổi mụn, sưng… các loại vi khuẩn còn sót lại trên lá sẽ bám vào da và xâm nhập vào cơ thể tạo nên những hậu quả khôn lường.”

Bên cạnh đó, ThS. BS. Bùi Công Trí còn cho biết thêm nếu da của bé thật sự khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý về da thì ba mẹ không nhất thiết phải sử dụng lá cây để tắm cho bé. Mặt khác, trong trường hợp này chúng cũng không có tác dụng gì nhưng lại gây nên nhiều hậu quả đáng sợ nếu ba mẹ không cẩn thận. Các loại lá tắm cho bé nếu không được đảm bảo an toàn, sạch sẽ hoặc sử dụng lá không đúng cách, các loại côn trùng và các tác nhân gây hại còn sót lại trên bề mặt lá sẽ tác động và tạo nên những bệnh lý như: Viêm da, da bị lở loét…

4 loại lá tắm cho bé an toàn theo dân gian

Trong dân gian lá trầu không, lá chè xanh, lá khế, lá kinh giới là 4 loại lá tắm an toàn cho bé và được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, những loại dược liệu này còn khả năng giúp da bé khỏe mạnh, trắng hồng và mịn màng hơn.

1. Lá trầu không

Trong Đông y lá trầu không mang trong mình tính ấm, vị cay nhẹ có tác dụng bài trừ phong hàn và phòng ngừa các bệnh lý về cảm cúm, cảm sốt cho bé. Bên cạnh đó, mùi thơm và những hoạt chất trong loại dược liệu này còn có khả năng sát khuẩn, kháng viêm, tiêu diệt các tác nhân gây hại, các loại vi khuẩn, virus hiệu quả.

Dùng lá trầu không tắm cho bé
Dùng lá trầu không tắm cho bé an toàn và lành tính

Nguyên liệu: 10 lá trầu không

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không mang đi rửa sạch
  • Thực hiện ngâm lá trầu không vào một thau nước muối trong khoảng 10 phút. Điều này sẽ giúp làm sạch, nâng cao tính kháng khuẩn của lá hơn.
  • Vớt lá trầu không ra ngoài
  • Cho phần lá trầu không đã rửa vào một cối nhỏ sau đó thực hiện giã nhuyễn
  • Cho phần lá trầu không đã giã vào nồi cùng với 700 ml nước lọc
  • Thực hiện đun sôi trong khoảng 10 phút
  • Để nguội bớt
  • Vắt lấy phần nước, bỏ xác
  • Hòa nước cốt lá trầu không vào một lượng nước ấm vừa đủ, sau đó thực hiện tắm cho bé.

2. Lá chè xanh

Lá chè xanh chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Bên cạnh đó những hoạt chất trong loại dược liệu này còn có tác dụng phòng chống và điều trị những bệnh lý về da hiệu quả. Cụ thể như: Da lở loét, ngứa da, dị ứng da, hăm tả, mẩn ngứa mề đay.

Dùng lá chè xanh tắm cho bé
Thưc hiện tắm cho bé bằng nước lá chè xanh

Nguyên liệu: 20 gram chè xanh

Cách thực hiện:

  • Lá chè xanh mang đi rửa sạch
  • Cho phần lá chè xanh đã rửa vào một nồi nhỏ cùng với 1 lít nước lọc và thực hiện đun sôi trong 15 phút
  • Chắt lấy phần nước và loại bỏ xác
  • Pha phần nước lá chè xanh vừa nấu cùng với một lượng nước ấm thích hợp và tắm cho bé
  • Mẹ thực hiện tắm cho bé bằng lá trà xanh 2 lần mỗi tuần để phòng ngừa các bệnh ngoài da cho bé hiệu quả.

3. Lá khế

Các dưỡng chất trong lá khế rất nổi tiếng trong việc chữa các bệnh lý về da an toàn và hiệu quả như: Bệnh mẩn ngứa, rôm sảy, dị ứng da, mề đay… Ngoài ra việc dùng lá khế tắm cho bé còn giúp da của trẻ trở nên khỏe mạnh hơn, trắng hồng và mịn màng.

Tắm cho bé bằng lá khế
Tắm cho bé bằng lá khế giúp phòng và chữa bệnh ngoài da hiệu quả

Nguyên liệu: 20 gram lá khế

Cách thực hiện:

  • Lá khế mang đi rửa sạch
  • Cho lá khế và 1 lít nước lọc vào một cái nồi nhỏ, sau đó thực hiện đun trong khoảng 20 phút
  • Để nguội bớt
  • Chắt lấy phần nước và thực hiện tắm cho bé
  • Mẹ thực hiện tắm cho bé bằng lá khế 2 lần mỗi tuần.

Lưu ý: Mẹ không nên lạm dụng lá khế tắm cho bé vì các hoạt chất trong lá khế sẽ phản tác dụng khiến da của bé sỉn màu và đen sạm hơn.

4. Lá kinh giới

Lá kinh giới có tác dụng làm sạch da, giúp ngăn ngừa tình trạng đỏ da do dị ứng. Bên cạnh đó các hoạt chất trong loại dược liệu này còn có tác dụng điều trị nhanh những đốm mụn trên da bé.

Dùng lá kinh giới tắm cho bé
Dùng lá kinh giới tắm và làm sạch da cho bé

Nguyên liệu: 20 gram lá kinh giới

Cách thực hiện:

  • Lá kinh giới mang đi rửa sạch sau đó ngâm cùng với một lượng nước muối vừa đủ
  • Vớt lá kinh giới ra ngoài, để ráo nước
  • Cho lá kinh giới đã rửa vào một cối nhỏ sau đó thực hiện giã nát
  • Rót 1 lít nước sôi cùng với phần lá kinh giới đã giã vào nồi và thực hiện đun sôi trong 15 phút
  • Để nguội bớt
  • Hòa tan nước lá kinh giới với một lượng nước ấm thích hợp rồi tắm cho bé.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng các loại lá tắm cho bé

Bên cạnh việc dùng lá tắm cho bé, mẹ cũng nên lưu lại và áp dụng một vài lưu ý. Điều này sẽ giúp quá trình tắm cho bé được diễn ra một cách suông sẻ hơn, an toàn và không gây tác dụng phụ.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng các loại lá tắm cho bé
Những điều cần lưu ý khi sử dụng các loại lá tắm cho bé mẹ nên biết và áp dụng

Nhằm đảm quản an toàn khi sử dụng lá tắm cho trẻ nhỏ, các mẹ thực hiện những lưu ý sau:

  • Sử dụng những loại lá cây có nguồn góc rõ ràng, không bị phun thuốc trừ sâu và không có côn trùng.
  • Không sử dụng xác lá tắm và chà sát lên da bé mà chỉ dùng nước cốt để thực hiện các phương pháp, trừ lá kinh giới.
  • Khi da của bé có dấu hiệu trầy xước, nổi mụn hoặc mưng mủ, các mẹ không nên dùng lá tắm cho bé. Bởi những vết da hở này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn trên bề mặt lá chui vào bên trong da và cơ thể gây nhiễm khuẩn.
  • Để các hoạt chất trong dược liệu có thể phát huy tối đa công dụng và giúp da có thể hấp thụ dưỡng chất dễ dàng hơn, mẹ cần làm ướt người cho bé rồi mới dùng nước lá tắm cho bé.
  • Sau khi thực hiện tắm cho bé bằng nước lá, mẹ nên tắm lại cho bé bằng những loại xà phồng dịu nhẹ để hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn trên da. Sau đó tắm sạch lại bằng nước ấm.
  • Để các tác nhân gây hại trên lá có thể được loại bỏ, sau khi chọn lá xong mẹ nên dùng nước rửa sạch bụi bẩn trên lá. Đồng thời thực hiện ngâm dược liệu với nước muối loãng trong 15 phút để làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt lá.
  • Khi thực hiện đun lá, các mẹ không nên sử dụng quá nhiều lá vì sẽ khiến cho lượng dung dịch đặc sệt lại. Bên cạnh đó mẹ cũng không nên thêm chanh hoặc muối vào nước lá vì sẽ khiến da bé bị rát, bị xót hay thậm chí gây nên tình trạng kích ứng da khiến da bị viêm nhiễm.
  • Sau khi đã tắm xong cho con, mẹ nên dùng một chiếc khăn bông mềm lau khô người cho bé. Tránh chà sát vì sẽ khiến da bị tổn thương.
  • Mặc cho bé những loại quần áo có vải mềm, mỏng, rộng rãi và sạch sẽ
  • Trong trường hợp dùng lá tắm để chữa bệnh ngoài da cho bé, mẹ không nên quá vội mà phải kiên trì thực hiện thì bệnh tình mới có thể khỏi.
  • Bên cạnh việc dùng lá tắm cho bé, mẹ cũng cần cho bé cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất, bổ sung nhiều vitamin trong nước ép trái cây và các dưỡng chất có trong sữa mẹ. Điều này sẽ hỗ trợ quá trình cải thiện sức đề kháng cho bé, nâng cao hệ miễn dịch để cơ thể có thể chống và đẩy các tác nhân gây hại ra bên ngoài.

Trên đây là những thông tin xoay quanh về vấn đề “Các loại lá thường dùng tắm cho bé và lưu ý khi sử dụng”. Hy vọng những thông tin bổ ích này có thể giúp các mẹ chọn ra các loại lá tắm phù hợp cho con, giúp làm sạch, phòng bệnh và chữa các bệnh ngoài da hiệu quả.

Kim Linh

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:09 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

10 nguyên nhân gây dị ứng da bạn có biết

Bài thuốc nam đặc trị dị ứng, nổi mề đay của nhà thuốc Đỗ Minh Đường có hiệu quả không? Chi phí bao nhiêu?  

Tìm lại “cuộc đời mới” nhờ trị dứt điểm bệnh dị ứng, nổi mề đay 

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có chữa khỏi dị ứng, nổi mề đay không?

Chữa dị ứng bằng phương pháp dân gian

Biểu hiện ngứa mắt do dị ứng

Bất ngờ cách trị dị ứng da mặt bằng mật ong tại nhà

Sử dụng thuốc uống trị dị ứng da mặt loại nào?

Khi bị dị ứng da mặt nên ăn gì và kiêng ăn gì

Lời giải đáp dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi? có tự khỏi không?

Ẩn