Triệu chứng mề đay mãn tính là gì?

Triệu chứng mề đay mãn tính là gì? Bệnh mề đay là một dạng của dị ứng, bệnh thường bộc phát thất thường và có thể theo ta suốt đời nếu không nhanh chóng chữa trị trong 6 tuần đầu tiên phát bệnh.

Theo thống kê thì số người dứt bệnh mề đay mãn tính sau một năm chiếm một nửa số người mắc bệnh, còn 1/5 hết bệnh sau nhiều năm liền, còn lại là bệnh nhân phải mang bệnh suốt đời, ảnh hưởng xấu đến công việc, sinh hoạt và cuộc sống.

những triệu chứng bệnh mề đay mãn tính bạn cần biết
Những triệu chứng bệnh mề đay mãn tính bạn cần chú ý

Triệu chứng mề đay mãn tính

Ở mề đay cấp tính, các triệu chứng thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và thường là hiện tượng mề đay mẩn ngứa đơn thuần. Tuy nhiên ở người mắc bệnh mề đay mãn tính thì sẽ có một số khác biệt nhất định. Một số triệu chứng mề đay mãn tính thường gặp ở bệnh nhân gồm có:

  • Cơn ngứa làn tỏa và mức độ cũng nặng hơn, khi gãi thì tình trạng càng nghiêm trọng hơn, thậm chí vùng ngứa còn tản ra nhiều chỗ khác.
  • Sưng phù mạch: Hiện tượng này xảy ra đột ngột mà không hề có dấu hiệu báo trước. Tất cả các cùng da đều có thể bị nổi phù nhưng dễ nhận biết nhất là ở phần miệng, ở mí mắt, cơ quan sinh dục. Nguy hiểm nhất là bị sưng ở ống thanh quản, phần lưỡi hoặc hầu vì có thể dẫn đến hiện tượng suy hệ hô hấp.
  • Có hiện tượng vẽ da nổi: có thể hiểu đơn giản là khi dùng một vật đầu nhỏ cọ lên da theo một hình nhất định thì lúc sau trên da sẽ nổi lên những đường màu hồng y như hình dạng đã cọ trước đó.
  • Bị nổi mụn sẩn ngứa, da nổi  mẩn đỏ: đặc biệt bị nhiều hơn nếu người bệnh không kìm nén được và gãi nhiều lần.
  • Hiện tượng xuất huyết da: đó là những vùng bị mề đay ngoài sưng phù còn bị chảy máu, một phần nguyên nhân cũng do người bệnh gãi da.

Không chỉ kéo dài lâu hơn so với mề đay cấp tính, các biểu hiện của mề đay mãn tính cũng thường chậm hơn. Theo ghi nhận những trường hợp mề đay mãn tính thường bùng phát chậm, sau khi tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng từ 3 – 12 giờ. Trong thời gian tiến triển mề đay bệnh cũng hay ngắt quãng, kéo dài thành từng đợt nhỏ nối tiếp nhau, tái đi tái lại.

Khi nào mề đay chuyển sang mãn tính?

Trao đổi về bệnh mề đay, BS. Bùi Văn Khánh – Trung tâm Dị ứng Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết khi mề đay tiến triển đến một mức độ nhất định sẽ dẫn đến mề đay mạn tính. Thông thường những trường hợp mề đay mạn tính thường kéo dài từ 6 tuần trở lên. Đặc biệt, tình trạng mề đay mạn tính thường gặp nhiều ở người lớn, phụ nữ mang thai nhiều hơn so với ở nam giới.

Mề đay cấp tính có thể chuyển sang mãn tính ở cả người lớn và trẻ em (dao động từ 7 tuổi cho đến 50 tuổi). Hiện nay chúng ta chưa thể xác định chính xác được nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng mề đay mãn tính mà chỉ có thể phỏng đoán những nhân tố có thể là thủ phạm như: các loại lông của động vật, chất hóa học hay các loại phẩm màu, phụ gia có trong thức ăn,…

Người mắc bệnh mề đay mạn tính cũng nên tìm hiểu chi tiết một số nguyên nhân gây bệnh mề đay mãn tính

phát hiện sớm triệu chứng mề đay mãn tính
Triệu chứng mề đay mãn tính cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để tránh bệnh tiến triển xấu và kéo dài dai dẳng

Cần làm gì khi bị bệnh mề đay mãn tính?

Nếu biết được nguyên nhân gây mẩn ngứa, mề đay thì cứ tập trung vào điều trị chính nguyên nhân đó, nhưng trường hợp này hiếm vì có vô số nguyên nhân có thể khiến mề đay thành mãn tính. Tốt nhất nên áp dụng các biện pháp sau để phòng tránh bệnh nặng hơn.

  • Không nên để gió thổi vào những nơi bị mề đay, chọn áo khoác cản gió là tốt nhất, các lạo áo vải thông thường không có tác dụng ngăn gió cao.
  • Khi tắm rửa nên pha nước ấm vừa, pha thêm ít dấm vào, tránh để nước quá nóng hay quá lạnh có thể gây kích ứng da.
  • Cứ 6 tháng lại mua thuốc về uống sổ giun. Các loại giun sán cũng là thủ phạm gây bệnh mề đay.
  • Nếu đang dùng thuốc kháng sinh chữa bệnh thì nên đi kiểm tra xác định xem mình có bị dị ứng với thuốc không.
  • Những người có làn da nhạy cảm đặc biệt là trẻ em và phụ nữ cần cẩn thận hơn. Nên thường xuyên dọn dẹp nơi ở, không ăn thức ăn lạ bên ngoài, cũng nên cẩn trọng khi lựa chọn mĩ phẩm.
thăm khám mề đay mãn tính
Chủ động thăm khám sớm tại các bệnh viện da liễu khi có dấu hiệu nghi ngờ mề đay mãn tính để được điều trị theo các biện pháp phù hợp

Nhận biết rõ các triệu chứng mề đay mãn tính và tránh nhầm lẫn với mề đay cấp tính là rất quan trọng. Khi đã xác định rõ là mề đay mãn tính, bạn cần chú ý thăm khám sớm tại các bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để điều trị theo phác đồ phù hợp. Không nên chần chừ khiến bệnh kéo dài và trở nên khó chữa, tiến triển dai dẳng hơn. Hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình mình.

Người mắc bệnh mề đay mãn tính cần biết:

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 14:49 - 20/07/2018

Bình luận (1)

  1. hoang hue says: Trả lời

    Thua bac si e cung bi ngua toan than gan nam roi.e cung di kham bs da lieu ket luan e bi me day man tinh tai phat va cug co uong thuoc ma k khoi.e muon hoi beh me day cua e co chua khoi han duoc k?va nen uog thuoc gi?cam on bs

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Trời Nóng Nổi Mẩn Ngứa – Đâu Là Giải Pháp Đánh Bay Bệnh An Toàn?

Làm Sao Để Nhận Biết Bệnh Mề Đay? XEM NGAY Những Dấu Hiệu Này

Thông Tin NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT Về Bệnh Mề Đay, Mẩn Ngứa [Xem Ngay]

Dành Cho Bạn: Các Giải Pháp Đẩy Lùi Mề Đay Mẩn Ngứa Tốt Hiện Nay

Mề Đay Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Gợi Ý Cách Khắc Phục An Toàn, Hợp Lý

Chuyên Gia Mách Bạn Cách Khắc Phục Nổi Mề Đay Khi Mang Thai, An Toàn Cho Mẹ Và Bé

[ĐỪNG BỎ LỠ] Bí Quyết “ĐÁNH BAY” Mề Đay Sau Sinh Cực Hay Này Của Mẹ Bỉm Sữa 8X

Mang Thai Và Ở Cữ – Hai Khoảng Thời Gian Bị Mề Đay “ĐEO BÁM” – Và Đây Là Cách Em Xử Lý Dứt Điểm, Mẹ Bỉm Sữa Tham Khảo Nhé

Nổi mề đay mẩn đỏ khi mang thai – Nỗi “Ám Ảnh” thai kỳ hầu như mẹ bầu nào cũng trải qua

Trẻ bị nổi mề đay khiến cha mẹ lo lắng? Bác sĩ chỉ cách xử lý an toàn, phù hợp

Ẩn