Viêm da ánh sáng thực vật : Nguyên nhân và cách nhận biết

Viêm da ánh sáng thực vật là một dạng viêm da do dị ứng với thực vật có chứa các yếu tố khiến da nhạy cảm với ánh sáng. Bệnh thường bùng phát vào mùa hè và thuyên giảm về mùa đông. Bạn đọc cần tìm hiểu nguyên nhân và cách nhận biết bệnh viêm da ánh sáng thực vật để điều trị kịp thời.

Viêm da ánh sáng thực vật là bệnh gì?

Viêm da ánh sáng thực vật (viêm da Berloque) là một thể viêm da do dị ứng với một số thực vật có chứa những yếu tố khiến da trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Khi da tiếp xúc với các thực vật chứa những yếu tố này sẽ tương tác với oxy và tạo ra một chất oxy hóa có khả năng gây tổn thương cấp tính ở lớp thượng bì, lớp bì và các tế bào nội mạc của da. Từ đó, gây ra các biểu hiện viêm da như các màng đỏ với mụn mủ, mụn nước tại một số vị trí trên cơ thể. Bệnh viêm da ánh sáng thực vật thường xuất hiện ở những người thường hay tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Bệnh có tỉ lệ bùng phát mạnh vào mùa hè và thuyên giảm khi đông sang.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da ánh sáng thực vật 

Theo các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa da liễu, nguyên nhân gây bệnh viêm da ánh sáng thực vật vẫn chưa được xác định rõ. Bệnh phát sinh ở những người có cơ địa dị ứng, tiếp xúc với cây cỏ có chứa chất tăng nhạy cảm ánh sáng (tỏi, ớt, cần tây, chanh, xương rồng…). Chỗ tiếp xúc bị tác động với ánh sáng mặt trời (tia cực tím có bước sóng dài (UVA 320-380 m) gây ra hiện tượng viêm da kích ứng.

Cách nhận biết bệnh viêm da ánh sáng thực vật

Bệnh viêm da ánh sáng thực vật là bệnh lành tính nhung diễn biến nhanh và lan rộng chỉ trong thời gian ngắn. Bệnh thường bị nhầm lẫn với bệnh giời leo nên cần được nhận biết chính xác và điều trị đúng cách. Bệnh viêm da ánh sáng thực vật có các biểu hiện lâm sàng sau đây:

  • Nhiễm độc ánh sáng:

Các triệu chứng viêm da ánh sáng thực vật xuất hiện sau khoảng thời gian từ 5-20 giờ kể từ khi người bệnh tiếp xúc với ánh ánh sáng. Khi đó, làn da bắt đầu nổi các ban đỏ có dạng phù nề kèm theo các bọng nước, gây ngứa tại chỗ. Tổn thương thường khu trú ở các vùng da hở như mặt, cổ,  tay nhưng cũng có thể xuất hiện ở vùng da kín. Tổn thương lành sẽ bong vảy và để lại dát tăng sắc tố kéo dài ở trên da.

  • Dị ứng với ánh sáng:

Với thể này, các dấu hiệu của bệnh xuất hiện âm thầm sau khi bệnh nhân tiếp xúc với ánh sáng khoảng 24 giờ. Đó là các mảng da đỏ, phù nề, chảy nước, nổi mề đay mẩn ngứa da như bệnh chàm cấp tính nhưng lại tiến triển mạn tính. Tổn thương ban đầu xuất phát ở các vùng da hở nhưng dần dần lan ra khắp người.

  • Sẩn ngứa do ánh nắng:

Dạng này thường xảy ra ở phụ nữ, nhất và vào mùa hè. Các vùng da hở của bệnh nhân có dấu hiệu đỏ, ngứa, nổi sẩn to và chắc như hạt ngô, nổi cao hơn bề mặt da, có dạng sẩn huyết thanh hoặc sẩn phù. Vùng da bị tổn thương do thể sẩn ngứa ánh sáng thường khô ráp và hằn cổ trâu, lỗ chân lông giãn rộng. Sau khi nốt sẩn biến mất sẽ để lại sẹo trắng nhỏ hoặc sẹo teo. Môi người bệnh cũng có hiện tượng đóng vảy, phù nề, khô nứt. Tổn thương sẩn ngứa ánh sáng thường hay tái phát và không thể tự khỏi.

  • Mụn nước dạng thuỷ đậu:

Thể bệnh này có tính chất bẩm sinh, xuất hiện từ khi trẻ được 2 – 5 tuổi hoặc sớm hơn ở trẻ 8 tháng – 1 tuổi. Trẻ mắc bệnh có biểu hiện biếng ăn, buồn nôn hoặc nôn. Da ngứa và có nổi dát đỏ kèm theo mụn nước, bọng nước mọc rải rác hoặc mọc thành cụm. Bọng nước lõm ở giữa giống bệnh thủy đậu nên thường hay bị nhầm lẫn. Khi mụn nước  hoặc bọng nước khô sẽ đóng vảy tiết đen và bong đi sau 2 tuần, để lại vết sẹo trắng lõm.

  • Khô da đậm sắc tố:

Giống thể mụn nước dạng thuỷ đậu, thể khô da đậm sắc tố cũng có tính chất bẩm sinh, xuất hiện ở trẻ từ 1-3 tuổi hoặc 14-15 tuổi. Khi ra nắng, bệnh sẽ xuất hiện với triệu chứng da đỏ, phù nề kèm theo mụn nước, bọng nước trên nền da đỏ như bệnh chàm. Trẻ bị bệnh thường sợ ánh sáng, niêm mạc có khi bịthâm đen.

Người có cơ địa dị ứng sau khi tiếp xúc với thực vật, cây cỏ nên rửa sạch bằng xà phòng, bảo vệ da kỹ khi đi nắng và điều trị sớm để hạn chế viêm nhiễm. Việc điều trị bệnh viêm da ánh sáng thực vật cũng giống như những bệnh dị ứng khác và lưu ý tránh ánh nắng mặt trời để hạn chế các di chứng trên da.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:10 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn