Hội chứng không dung nạp Lactose: Dấu hiệu và cách khắc phục

Không dung nạp Lactose là tình trạng mà cơ thể không hấp thu được hàm lượng đường Lactose từ các loại thực phẩm mà bạn tiêu thụ. Điều này sẽ phát sinh một số triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn, đau rút bụng…

Mặc dù không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng bạn nên sớm khắc phục. Bởi nếu những triệu chứng của hội chứng này kéo dài sẽ khiến cho sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

không dung nạp lactose
Hội chứng không dung nạp Lactose và những thông tin cần biết

Nguyên nhân gây ra hội chứng không dung nạp Lactose

Thông thường khi bạn tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa đường Lactose vào cơ thể thì ruột non sẽ có cơ chế sản sinh enzyme lactase. Loại enzyme này có tác dụng tách đường Lactose thành 2 loại đường đơn giản là Glucose và Galactose để dễ dàng hấp thụ vào máu thông qua niêm mạc ruột.

Tuy nhiên, khi ruột non không sản xuất đủ enzyme lactase thì bạn sẽ gặp phải tình trạng không dung nạp Lactose. Khi lactase bị thiếu hụt thì lượng đường Lactose trong thức ăn sẽ di chuyển trực tiếp vào đại tràng thay vì được tiêu hóa và hấp thu. Lúc này, vi khuẩn trong đại tràng sẽ tương tác với đường Lactose không tiêu hóa và gây nên các triệu chứng.

Ngoài ra, một số yếu tố sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ gặp phải vấn đề không dung nạp Lactose:

  • Vấn đề tuổi tác
  • Bệnh lý ảnh hưởng đến ruột non
  • Trẻ sinh thiếu tháng
  • Một số phương pháp điều trị ung thư

Các hình thức không dung nạp Lactose

Có 3 hình thức không dung nạp Lactose cơ bản như sau:

Không dung nạp Lactose nguyên phát:

Đây là dạng phổ biến, được di truyền và thường phát triển trước 20 tuổi. Khi cơ thể bắt đầu tiêu thụ ít sữa (ví dụ như trẻ sơ sinh cai sữa) việc sản xuất lactase thường có xu hướng giảm và khiến cho các triệu chứng không dung nạp Lactose xuất hiện.

Không dung nạp Lactose thứ phát:

Hình thức này thường xảy ra khi ruột non giảm sản xuất lactase sau khi gặp chấn thương, bị bệnh hay phẫu thuật. Một số bệnh lý thường ảnh hưởng đến vấn đề không dung nạp Lactose như bệnh Crohn, bệnh Celiac, các bệnh đường ruột do vi khuẩn phát triển quá mức…

Không dung nạp Lactose bẩm sinh:

Đây là hình thức xuất hiện khi bạn thuộc nhóm đối tượng thiếu hụt lactase bẩm sinh bẩm sinh. Trường hợp này thường rất hiếm xảy ra. Rối loạn thiếu hụt lactase bẩm sinh thường được kích hoạt theo kiểu di truyền, thường được gọi là lặn tự phát.

Những dấu hiệu giúp nhận biết hội chứng không dung nạp Lactose

Tình trạng không dung nạp Lactose thường đi kèm với một số triệu chứng dưới đây:

1. Đau dạ dày

Đây là triệu chứng phổ biến của không dung nạp đường Lactose có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Mặc dù Lactose không thể được hấp thu nhưng lại có thể phân hủy và lên men dưới tác động của các loại vi khuẩn tự nhiên sống trong ruột kết.

không dung nạp lactose là gì
Đau dạ dày là một triệu chứng phổ biến mà tình trạng không dung nạp Lactose gây ra

Chính quá trình lên men của Lactose đã giải phóng các axit béo chuỗi ngắn cùng hạt loạt các khí như hydro, carbon dioxide, metan. Chính điều này đã gây ra tình trạng đau dạ dày. Những cơn đau thường xuất hiện ở vị trí quanh rốn và khu vực bụng dưới.

2. Đầy hơi

Sự gia tăng các khí trong ruột kết không chỉ kích hoạt cơn đau dạ dày mà còn khiến bạn bị đầy hơi. Chính lượng nước và khí dư thừa trong đại tràng khiến cho thành ruột bị căng ra. Tình trạng đầy hơi cũng có thể sẽ khiến bạn cảm thấy buồn nôn hoặc thậm chí gây nôn.

Tuy nhiên, lượng đầy hơi sẽ không liên quan đến lượng đường Lactose được đưa vào mà liên quan trực tiếp đến sự nhạy cảm của cơ thể bạn.

3. Tiêu chảy

Tình trạng không dung nạp Lactose thường sẽ khiến cho đại tràng tích tụ nhiều nước hơn. Đây chính là nguyên nhân làm gia tăng thể tích và hàm lượng chất lỏng trong phân. Từ đó khiến cho bạn gặp phải hiện tượng tiêu chảy.

Triệu chứng tiêu chảy do không dung nạp Lactose thường diễn ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn so với người lớn.

4. Táo bón

Đây là triệu chứng hiếm gặp hơn của tình trạng không dung nạp Lactose. Triệu chứng này được cho là hệ quả của sự gia tăng sản xuất khí metan trong ruột kết. Bởi khí metan thường làm chậm thời gian thức ăn di chuyển qua ruột. Từ đó khiến hiện tượng táo bón có nguy cơ cao xuất hiện ở một số người.

5. Một số triệu chứng khác

Ngoài các triệu chứng về đường tiêu hóa được đề cập ở trên, khi cơ thể không dung nạp Lactose, bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như:

  • Nhức đầu
  • Mệt mỏi
  • Loét miệng
  • Mất tập trung
  • Đau cơ và khớp

Làm sao để chẩn đoán tình trạng không dung nạp Lactose

Bác sĩ thường sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà bạn gặp phải để đưa ra chẩn đoán ban đầu về tình trạng không dung nạp Lactose.

Để đưa ra chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một vài xét nghiệm sau đây:

1. Xét nghiệm dung nạp Lactose

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uống một lượng chất lỏng có chứa hàm lượng đường Lactose cao. Sau 2 giờ uống, bạn sẽ được xét nghiệm máu để kiểm tra hàm lượng Glucose trong máu.

hội chứng không dung nạp lactose
Bác sĩ có thể sẽ chỉ định một vài xét nghiệm để chẩn đoán không dung nạp Lactose

Nếu kết quả cho thấy hàm lượng Glucose trong máu không có dấu hiệu tăng chứng tỏ cơ thể bạn đã không hấp thụ đúng cách thức uống được dùng thử nghiệm.

2. Kiểm tra lượng Hydro trong hơi thở

Tương tự như xét nghiệm trên, ở xét nghiệm này, bạn sẽ được yêu cầu uống một lượng chất lỏng có chứa hàm lượng đường Lactose cao. Tiếp đến, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra liên tục lượng Hydro có trong hơi thở của bạn.

Nếu bạn không gặp phải vấn đề gì, lượng Hydro được phát hiện sẽ rất ít. Ngược lại, nếu không tiêu hóa được đường Lactose, nó sẽ bị lên men trong ruột kết. Từ đó sẽ giải phóng Hydro và một số khí khác, vì thế hàm lượng Hydro thường thấy rất nhiều trong hơi thở của bạn

Phát hiện lượng Hydro trong hơi thở nhiều hơn bình thường, chứng tỏ rằng cơ thể bạn đang không hấp thụ và tiêu hóa hoàn toàn đường Lactose.

3. Kiểm tra độ axit trong phân

Xét nghiệm này thường được áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi đây là nhóm đối tượng không thể trải qua các xét nghiệm khác.Bác sĩ sẽ sử dụng một mẫu phân của trẻ để phân tích.

Thông thường nếu trẻ không dung nạp được đường Lactose thì khi được đưa vào cơ thể đường Lactose sẽ lên men và tạo ra axit lactic và một số axit khác. Khi kiểm tra phân sẽ nhận thấy sự xuất hiện của các loại axit này.

Cách khắc phục tình trạng không dung nạp Lactose

Hiện nay chưa có bất cứ loại thuốc hay phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm được tình trạng không dung nạp Lactose. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện được triệu chứng với một số cách sau đây:

1. Bổ sung enzyme lactase

Khi cơ thể không dung nạp được đường Lactose, bạn có thể bổ sung enzyme lactase để cải thiện tình hình. Loại enzyme này sẽ giúp phân giải Lactose được đưa vào cơ thể.

Hiện nay, có các sản phẩm bổ sung lactase được bào chế dưới dạng viên uống hay dạng giọt lỏng. Nếu là dạng viên, bạn có thể uống trước khi ăn hay trước khi sử dụng các sản phẩm từ sữa. Còn nếu là dạng lỏng, bạn có thể nhỏ trực tiếp vào sữa trước khi uống.

Trước khi sử dụng các sản phẩm bổ sung lactose bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua sản phẩm về dùng khi chưa nhận được chỉ dẫn y khoa. Một số đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai hay đang cho con bú có thể sẽ không áp dụng được phương pháp điều trị này.

2. Hạn chế thực phẩm chứa Lactose

Để kiểm soát tốt hơn các triệu chứng, bạn nên giảm lượng Lactose đưa vào cơ thể. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi mắc hội chứng không dung nạp Lactose thì nên tránh hẳn việc đưa Lactose vào cơ thể.

chữa không dung nạp lactose
Nếu cơ thể không dung nạp Lactose bạn nên hạn chế sữa và chế phẩm sữa trong chế độ ăn uống

Còn đối với người lớn, bạn không cần tránh hoàn toàn. Bởi thực tế cho thấy những người không dung nạp đường Lactose vẫn có khả năng hấp thu một chút Lactose mà không gặp phải các triệu chứng.

Sau đây là một số loại thực phẩm chứa Lactose bạn nên chú ý:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Các loại bánh kẹo
  • Ngũ cốc ăn sáng và một số loại thực phẩm chế biến sẵn
  • Bơ thực vật
  • Kem tươi, kem bột để uống cà phê
  • Các loại thịt chế biến sẵn

3. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Hội chứng không dung nạp đường Lactose thường khiến bạn gặp phải khó khăn trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng. Mặc dù cần hạn chế các thực phẩm chứa Lactose nhưng bạn vẫn cần đảm bảo rằng mình cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Không dung nạp Lactose sẽ khiến bạn không thể sử dụng nhiều sữa và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, đây lại là nguồn cung cấp canxi và vitamin D thiết yếu cho cơ thể. Bạn hãy chú ý đến việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết này bằng các loại thực phẩm như:

  • Bông cải xanh
  • Rau bina
  • Các loại quả mọng
  • Sữa gạo, sữa đậu nành
  • Cá béo, nhất là cá hồi
  • Rong biển
  • Các loại quả hạnh
  • Sữa không chứa Lactose

Trên đây là một số thông tin cần biết về hội chứng không dung nạp Lactose. Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ là triệu chứng của tình trạng này, bạn hãy sớm thăm khám. Bác sĩ sẽ cho lời khuyên và hướng dẫn bạn cách khắc phục triệu chứng cũng như xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 22:25 - 24/04/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Chia sẻ thông tin tham khảo về bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang đặc trị mề đay mẩn ngứa

Tiêu Ban Giải Độc Thang chữa mề đay mãn tính có hiệu quả không?

Vì sao thuốc Tiêu ban Giải độc thang được rất nhiều bệnh nhân mề đay tin dùng?

Hội chứng không dung nạp Lactose: Dấu hiệu và cách khắc phục

Bị hói dùng Bổ huyết tiêu giao thang tóc có mọc lên được không?

Điều trị mề đay khỏi hoàn toàn bởi thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà

Ẩn