Hiện tượng bị nổi mề đay mẩn ngứa sau khi tắm có đáng lo ngại
Chắc hẳn ai cũng từng gặp tình trạng nổi mề đay sau khi tắm, và đây cũng không phải là trường hợp hiếm gặp. Ngược lại nó còn rất phổ biến ở nhiều người, nhất là những người có cơ địa nhạy cảm.
Tuy nhiên, không phải ai cũng phát hiện ra tình trạng mà cơ thể mình gặp phải, cũng như không có nhiều người biết được nguyên nhân của triệu chứng trên nên không có cách khắc phục hiệu quả. Do đó, hãy tham khảo những thông tin được chia sẻ trên đây để biết cách khắc phục tình trạng này cho hiệu quả nhất”
I. Vì sao bị tình trạng nổi mề đay sau khi tắm?
Sau khi tắm, tình trạng ngứa da không hề hiếm gặp, ở những có cơ địa nhạy cảm thường xuất hiện triệu chứng da bị khô nứt, ngứa ngáy và nổi mề đay. Nếu không tìm hiểu được nguyên nhân gây ra tình trạng này thì bệnh nhân sẽ bị tái đi tái lại nhiều lần, bệnh dai dẳng và có nguy cơ diễn tiến thành những bệnh ngoài da khác.
Trên thực thế thì có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa da và xuất hiện mề đay sau khi tắm, các chuyên gia đầu ngành về da liễu cũng hội chẩn và đưa ra những thông nhất về một số nguyên nhân bạn cần lưu ý:
1. Bị bệnh viêm da tiếp xúc
Triệu chứng này xảy ra khi da tiếp xúc với các sản phẩm chăm sóc da khi tắm như dầu gội, dầu xả, sữa tắm, xà phòng… và trong các thành phần của những sản phẩm này thường có tỉ lệ nhất định kích ứng người nhạy cảm bị viêm da.
Ngoài ra, nếu bạn có làn da nhạy cảm thì cần phải hết sức thận trọng trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với sức khỏe của mình để tránh gây những ảnh hưởng xấu cho da.
2. Tắm nước quá nóng khiến cho da bị khô
Việc da khô, mất độ ẩm là một những nguyên nhân gây ngứa ngáy rất cao và cũng thích hợp để dị nguyên xâm nhập cơ thể. Do đó, nếu bạn tắm với nước nóng sẽ gây tình trạng da căng lên, các mao mạch giãn ra và bùng phát cảm giác ngứa ngáy kèm với tình trạng nổi mẩn ngứa, mề đay nghiêm trọng.
Tình trạng ngứa sẽ càng tăng nhiều lần nếu người da khô tắm nước nóng lâu, thời gian ngứa thường kéo dài vài giờ đến vài ngày và gây bong tróc da, da nổi mẩn đỏ, phát ban và xuất hiện mề đay do gãi.
3. Tắm nước nóng khi mới đi nắng về
Việc dùng nước nóng để tắm khi mới đi ngoài nắng về cũng là một trong trong những nguyên nhân gây ngứa ngáy và xuất hiện các nốt đỏ do mẩn ngứa mề đay nổi lên.
Vì lúc này, khi bạn đi ngoài nắng thì nhiệt độ ngoài trời đã làm cho da bốc hơi mất đi một lượng nước đáng kể, gây nên tình trạng khô da. Nếu sau đó bạn tắm nước nóng ngay thì sẽ càng khiến cho da bị khô nghiêm trọng và gây khó chịu hơn, tình trạng nổi mẩn ngứa mề đay trong thời gian ngắn sau khi tắm chỉ là chuyện sớm muộn.
4. Dùng nước cứng để tắm
Nước cứng là nước có hàm lượng chất Ca và Mg rất cao, lên đến 10 – 12mg/1 lít nước. Thông thường nước cứng khi được lấy trong tự nhiên phải qua quá trình làm mềm, thanh lọc để xử lý lượng Ca và Mg trong nước thì sử dụng mới an toàn.
Những người đào ao, giếng để sử dụng mà chưa qua hệ thống lọc nước thì khi tắm sẽ gặp phải tình trạng ngứa và kích ứng da, gây nên chứng khô da và xuất hiện các nốt mề đay dày đặc trên da.
5. Do da bị dị ứng
Đây tình trạng khá phổ biến gây ngứa da và làm xuất hiện các dấu hiệu nổi mề đay mẩn ngứa. Người bệnh khi tắm hoặc sau đó tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng thường xuất hiện tình trạng này:
- Dùng nước tắm không sạch, nước ao tù hoặc nước giếng chưa qua xử lý.
- Vì dùng các sản phẩm chăm sóc, tẩy rửa cơ thể có thành phần gây kích ứng.
- Dị ứng với quần áo, khăn lau khi tắm.
Những trường hợp kiểu này thường xuất hiện sau vài phút, vài giờ và bắt đầu nổi lên các nốt mề đay mẩn ngứa. Và do có rất nhiều nguyên nhân nên thường nhầm lẫn và có hướng điều trị sai lệch.
II. Những biện pháp khắc phục chứng nổi mề đay sau khi tắm
Có rất nhiều biện pháp khắc phục chứng nổi mề đay khi vừa tắm xong, nếu tình trạng nhẹ, không có dấu hiệu ngứa dữ dội thì bạn nên xử lý tại nhà; nếu trường hợp nặng thì nên đi thăm khám để được chỉ định dùng các loại thuốc giảm ngứa:
1. Xử lý nổi mề đay sau khi tắm tại nhà
Đa phần các biện pháp tại nhà khá đơn giản, dễ làm và thường dùng các biện pháp tự nhiên để giúp bệnh nhân thoát khỏi chứng ngứa ngáy khó chịu:
- Dùng đá cho vào túi vải rồi chườm lên bề mặt da để giảm ngứa và thu nhỏ thể tích các nốt mẩn đỏ, mề đay.
- Dùng các loại thảo dược thiên nhiên dễ tìm, lành tính để thoa lên da nhằm giảm ngứa hiệu quả như hẹ, kinh giới, nha đam, lá khế, đơn đỏ…
2. Dùng các loại thuốc giảm ngứa
Thuốc giảm ngứa là biện pháp giảm ngứa nhanh chóng, thường dùng cho những trường hợp nổi mẩn ngứa, mề đay nặng theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc giảm ngứa được kê toa thường là thuốc kháng histamine, thuốc chống dị ứng, giảm sưng ngứa.
Bệnh nhân không nên tùy tiện để tránh quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc, gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Trước khi dùng thì bạn cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để điều trị cho thật an toàn và hiệu quả.
Ngoài ra, để tránh và ngừa chứng nổi mề đay mẩn ngứa sau khi tắm, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến cơ thể mình để loại bỏ những tác nhân có nguy cơ gây dị ứng:
- Dùng loại sản phẩm chăm sóc da phù hợp, tốt nhất nên dùng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để tránh gây tẩy quá mạnh khiến da bị khô.
- Dùng nước mát và nước ấm thay vì nước nóng để tránh khô da gây ngứa ngáy, khó chịu.
- Dùng ít nước cứng chứa Ca và Mg để tránh gây kích ứng cho da và nên xử lý các loại nước này kịp thời tránh gây nổi mề đay mẩn ngứa.
- Nên uống nhiều nước để cấp ẩm cho da, giảm ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ.
- Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát làm từ chất liệu dịu nhẹ, dễ co giãn để da được thông thoáng, dễ chịu.
Những thông tin về chứng nổi mề đay sau khi tắm trên đây cũng như các biện pháp xử lý và phòng tránh sẽ giúp quý độc giả có thêm thông tin, lựa chọn và áp dụng phù hợp để cải thiện tình trạng sức khỏe cho da.
Bạn nên tham khảo thêm:
6 cách trị nổi mề đay mẩn ngứa tại nhà hiệu quả hiện nay
Thông tin về bệnh nổi mề đay cấp tính và cách điều trị
XEM THÊM
Cập nhật lúc 10:06 - 03/10/2021
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!