Bị mề đay mẩn ngứa nên tắm nước lá gì để điều trị?

Dùng các loại lá cây chứa các hoạt chất trị được mề đay mẩn ngứa để tắm là cách chữa bệnh được nhiều người tin dùng vì chúng thường an toàn, dễ thực hiện và mang lại tác dụng tốt. Vậy khi bị mề đay mề đay nên tắm nước gì?

Tắm nước lá khế có thể làm giảm các triệu chứng bệnh mề đay mẩn ngứa
Tắm nước lá khế có thể làm giảm các triệu chứng bệnh mề đay mẩn ngứa

Bị mề đay mẩn ngứa nên tắm nước lá gì để điều trị?

Là căn bệnh da liễu mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải, tuy không gây ra những nguy hiểm đến tính mạng nhưng mề đay mẩn ngứa lại làm cho người bệnh khó chịu vì những cảm giác ngứa ngáy, nổi ban đỏ mà bệnh gây ra. Chưa hết, vì đây là chứng bệnh ngoài da nên những triệu chứng bệnh còn khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.

Để giúp làm giảm các triệu chứng bệnh, ngoài cách dùng các loại thuốc Tây thì bạn cũng có thể dùng lá thuốc để tắm. Tuy chúng không mang đến hiệu quả nhanh nhưng lại rất an toàn, không gây tác dụng phụ mà hơn nữa là dễ làm và ít tốn kém. Các loại lá mà bạn có thể sử dụng để trị mề đay bao gồm:

➥ Tắm nước lá khế trị mề đay mẩn ngứa

Nếu đang bị nổi mề đay, tắm nước lá khế là cách chữa trị mà bạn nên áp dụng vì theo Đông y, lá khế có tính lạnh, vị chát có khả năng thanh nhiệt, tán độc, lợi tiểu được sử dụng nhiều để chữa trị các chứng mụn nhọt do huyết nhiệt, sát trùng, kháng viêm và trị ngứa hiệu quả.

Bạn chỉ cần chuẩn bị một lượng lá khế vừa đủ, đem bỏ vào nồi đun sôi cùng với nước. Khi tắm thì dùng nước này pha với nước lạnh thành hỗn hợp âm ấm rồi ngâm mình trong đó chừng 30 phút, dùng tay để massage nhẹ nhàng những vùng bị mề đay, sau đó dùng khăn khô lau cho sạch là được.

Để làm tăng công dụng của bài thuốc, ngoài việc dùng lá khế để tắm, bạn có thể lấy lá khế tươi đi rửa sạch, đem rang lên cho héo rồi dùng nó chà xát lên vùng da bị mề đay mẩn ngứa, thực hiện cách này thường xuyên cũng sẽ giúp cho bệnh của bạn được thuyên giảm rõ rệt. Nhưng lưu ý là khi áp dụng cách này, bạn phải chú ý đến nhiệt độ của lá, tránh dùng nóng quá sẽ gây bỏng làn da.

➥ Nước lá chè xanh chữa mề đay mẩn ngứa

Trị bệnh mề đay mẩn ngứa bằng nước lá chè xanh
Trị bệnh mề đay mẩn ngứa bằng nước lá chè xanh

Không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, giúp làm đẹp da mà lá chè xanh còn có tác dụng chữa các chứng bệnh ngoài da vô cùng tốt, trong đó có chứng bệnh mề đay. Có được công dụng này bởi lẽ trong lá trà xanh có chứa hàm lượng các chất acid tannic, flavonoid, polyphenol rất cao. Chúng đều là các chất có tác dụng sát khuẩn và kháng viêm mạnh, có thể làm cho các vết thương nhanh chóng được lành trở lại.

Hãy lấy khoảng 20g lá chè xanh đang tươi cho vào nồi cùng với khoảng 2 lít nước và đun lên cho sôi. Sau đó dùng nước chè xanh vừa nấu pha với nước lạnh cho ấm rồi tắm, ngâm mình trong nước thuốc và massage nhẹ nhàng vùng da bị bệnh khoảng nửa tiếng là được. Tắm nước chè xanh hàng ngày sẽ giúp cho những triệu chứng bệnh thuyên giảm dần, cảm giác ngứa ngáy cũng không còn nhiều như trước.

➥ Dùng rau sam nấu nước tắm trị mề đay mẩn ngứa

Đây là loại rau có vị chua, không độc, tính hàn, có thể giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Đồng thời, được xem là một trong những loại “kháng sinh” tự nhiên, dùng rau sam để tắm hàng ngày sẽ giúp tiêu diệt hết vi khuẩn, ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây hại cho da.

Để có thể tắm nước rau sam trị mề đay, bạn chuẩn bị khoảng 30g rau sam rửa cho sạch, giã nát chúng ra rồi đem pha với nước tắm để tắm trị các triệu chứng mẩn ngứa, rôm sảy hiệu quả.

➥ Tắm nước lá tía tô chữa mề đay mẩn ngứa

Tía tô là một trong những vị thảo dược được sử dụng để chữa trị nhiều chứng bệnh khác nhau, đặc biệt là các chứng bệnh ngoài da. Vì theo Đông y, đây được xem là vị thuốc có tính ấm, vị cay, có nhiều dược tính kháng viêm, sát khuẩn. Tắm nước lá tía tô cũng sẽ giúp cho bệnh mề đay của bạn nhanh chóng được chữa lành.

Tương tự như các cách làm trên, bạn chỉ cần dùng một lượng lá tía tô vừa đủ mang đi rửa sạch, cho vào nồi và nấu cùng với nước cho đến khi sôi kỹ. Chờ thêm khoảng 5 phút nữa để những dược tính có trong lá tan ra hết rồi tắt bếp. Lấy nước lá tía tô pha với nước ấm để tắm, massage nhẹ nhàng cơ thể khoảng nửa tiếng rồi dùng khăn sạch lau cho khô người là được. Để mau chóng có kết quả, mỗi tuần bạn nên tắm từ 2 – 3 lần nước tía tô, dùng vài tuần sẽ thấy chứng mề đay mẩn ngứa không còn nặng như trước.

➥ Chữa mề đay mẩn ngứa bằng cách tắm nước lá ổi

Tắm nước lá ổi cũng có thể làm giảm các triệu chứng bệnh mề đay mẩn ngứa
Tắm nước lá ổi cũng có thể làm giảm các triệu chứng bệnh mề đay mẩn ngứa

Lá ổi có vị đắng, tính ấm, có khả năng giải độc, tiêu thũng, chữa các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Đồng thời, chất flavonoid có trong loại lá này là một hoạt chất có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giúp các vết thương nhanh lành. Do đó, nếu đang bị mề đay mẩn ngứa bạn hoàn toàn có thể dùng lá này nấu nước tắm để chữa trị.

Hãy lấy những lá ổi non tươi mang đi rửa sạch, cho vào nồi nấu lên cùng với nước. Sau đó, dùng nước này hòa với nước lạnh thành một hỗn hợp âm ấm để tắm. Có thể dùng bã lá ổi để chà vào những vùng da bị tổn thương. Thực hiện cách này hàng ngày để mang lại tác dụng tốt.

➥ Kinh giới trị mề đay mẩn ngứa

Không chỉ là loại nguyên liệu được dùng để ăn kèm với rau sống rất quen thuộc với chúng ta, kinh giới còn được biết đến là vị thảo dược chữa các chứng bệnh dị ứng ngoài da vô cùng hiệu quả, nhất là các trường hợp bị ngứa ngáy, lở loét, mề đay…

Lấy lá kinh giới nấu nước rồi dùng nó pha với nước lạnh để tắm hàng ngày cũng là cách giúp các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Để làm tăng công dụng của thuốc, bạn có thể lấy lá này mang đi sắc lên để uống.Thực hiện hàng ngày để bệnh nhanh được chữa khỏi.

Trên đây là những loại lá có thể dùng để nấu nước tắm chữa mề đay mẩn ngứa. Tuy nhiên, để giúp các dưỡng chất có trong thuốc dễ dàng thẩm thấu vào da và để loại bớt các vi khuẩn bám trên da, trước khi tắm nước lá thuốc bạn cần tắm qua một lần với nước lạnh trước đã.

Những bài thuốc này thường an toàn, đơn giản dễ làm nhưng hiệu quả của nó phát huy ở những mức độ khác nhau tùy vào từng trường hợp khác nhau. Chính vì vậy, khi sử dụng bạn cần chú ý theo dõi tình trạng bệnh của mình, nếu cảm thấy không có tác dụng thì cần phải tìm cách điều trị khác hiệu quả hơn.

Bài viết tham khảo

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:06 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Trời Nóng Nổi Mẩn Ngứa – Đâu Là Giải Pháp Đánh Bay Bệnh An Toàn?

Làm Sao Để Nhận Biết Bệnh Mề Đay? XEM NGAY Những Dấu Hiệu Này

Thông Tin NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT Về Bệnh Mề Đay, Mẩn Ngứa [Xem Ngay]

Dành Cho Bạn: Các Giải Pháp Đẩy Lùi Mề Đay Mẩn Ngứa Tốt Hiện Nay

Mề Đay Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Gợi Ý Cách Khắc Phục An Toàn, Hợp Lý

Chuyên Gia Mách Bạn Cách Khắc Phục Nổi Mề Đay Khi Mang Thai, An Toàn Cho Mẹ Và Bé

[ĐỪNG BỎ LỠ] Bí Quyết “ĐÁNH BAY” Mề Đay Sau Sinh Cực Hay Này Của Mẹ Bỉm Sữa 8X

Mang Thai Và Ở Cữ – Hai Khoảng Thời Gian Bị Mề Đay “ĐEO BÁM” – Và Đây Là Cách Em Xử Lý Dứt Điểm, Mẹ Bỉm Sữa Tham Khảo Nhé

Nổi mề đay mẩn đỏ khi mang thai – Nỗi “Ám Ảnh” thai kỳ hầu như mẹ bầu nào cũng trải qua

Trẻ bị nổi mề đay khiến cha mẹ lo lắng? Bác sĩ chỉ cách xử lý an toàn, phù hợp

Ẩn