Thông tin bệnh mề đay cấp tính và cách điều trị

Bệnh mề đay cấp tính thường không gây nguy hiểm về sức khỏe, có thể tự khỏi trong vòng 24 giờ hoặc không quá 6 tuần.

bệnh mề đay cấp tính
Bệnh mề đay cấp tính gây ra nhiều khó chịu

Tìm hiểu chung về bệnh mề đay cấp tính

Nổi mề đay là tình trạng trên da xuất hiện những nốt hoặc mảng mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Mề đay có thể xảy ra trên một phần cơ thể hoặc lan rộng khắp cơ thể. Thông thường mề đay nhẹ sẽ tự hết khi ngừng tiếp xúc với nguyên nhân gây dị ứng tuy nhiên khi dị ứng liên tục, lặp lại, phát ban trên toàn cơ thể kèm theo sốc phản vệ, khò khè khó thở là bệnh đã tiến triển nặng hơn.

1. Nguyên nhân gây bệnh mề đay cấp tính

Bệnh mề đay cấp do nhiều nguyên nhân gây nên, ở một số bệnh nhân còn nhận thấy sự kết hợp giữa các nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể những nguyên nhân bao gồm:

  • Do thức ăn: Những người có cơ địa dị ứng khi sử dụng một số thức ăn như hải sản, trứng, sữa,…hoặc khoai tây, đậu phộng,…có thể bị dị ứng mề đay cấp.
  • Do côn trùng cắn: một số loại côn trùng gây nổi mề đay cấp tính như sâu bọ, muỗi, bọ chét, ong, kiến,…đặc biệt với cơ thể mẫn cảm.
  • Do thuốc: đa phần các loại thuốc dạng uống hay bôi đều có tác dụng phụ không mong muốn là làm nổi mề đay cấp. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào cơ địa từng người, thông thường nổi mề cấp tính sẽ xuất hiện sau vài ngày dùng thuốc ở các nhóm như thuốc chống viêm không steroid, kháng histamin tổng hợp, thuốc chống dị ứng, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chống sốt rét, các vitamin,…
  • Do tác nhân đường hô hấp: nhiều chất gây dị ứng nổi mề đay cấp tính tồn tại trong môi trường như bụi nhà, khói thuốc, lông chó mèo, phấn hoa,…
  • Do nhiễm trùng: bệnh nhiễm trùng ở tai mũi họng, răng miệng, bộ phận tiêu hóa,…hay nhiễm kí sinh trùng đường ruột, nấm candida đều có thể gây dị ứng nổi mề đay cấp.
  • Do hóa chất độc hại: thông thường sau khi sử dụng các loại mỹ phẩm, thuốc nhuộm, nước hoa,…người bệnh sẽ nhận thấy sự xuất hiện của mề đay cấp do dị ứng với hóa chất có trong sản phẩm.
  • Do một số tác nhân vật lý: thời tiết thay đổi, quá nóng, quá lạnh, chứng da vẽ nổi, căng thẳng hoặc chèn ép,…cũng là nguyên nhân gây bệnh mề đay cấp.
  • Do một số bệnh: nguyên nhân gây bệnh mề đay cấp còn có thể là do một số bệnh lý như tiểu đường, bệnh lý về máu, lupus ban đỏ, cường giáp…

2. Triệu chứng của bệnh mề đay cấp tính

Bệnh mề đay cấp tính có thể bộc phát bất cứ lúc nào, không hề có dấu hiệu báo trước. Các triệu chứng mề đay cấp tính xuất hiện sau khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với tác nhân gây bệnh, kéo dài từ vài giờ đến vài ngày hoặc không quá 6 tuần thì biến mất. Triệu chứng thông thường của mề đay cấp là:

  • Mề đay cấp tính dị ứng với các yếu tố gây dị ứng thường thấy nóng bừng, ngứa, các nốt sần phù màu hồng hay đỏ, đường kính từ vài mm đến cm xuất hiện sau khi gãi. Thể mề đay này có thể kèm theo những triệu chứng khác như chóng mặt, sốt cao, đau bụng, buồn nôn,…
  • Mề đay do côn trùng cắn thường xuất hiện ở tay chân, mặt, cổ với biểu hiện là những nốt sẩn tụ thành từng đám, dát đỏ, rất ngứa.
  • Mề đay tiếp xúc thường nhẹ hơn với triệu chứng là những nốt sẩn ngứa, phát ban đỏ, tuy nhiên không lây lan sang vùng da khác.
  • Mề đay vật lý do có triệu chứng đơn giản là những dát sẩn đỏ, ngứa ngáy.

Tuy nhiên, có một số trường hợp khi bệnh nhân bị dị ứng nặng sẽ làm xuất hiện một số triệu chứng nguy hiểm như:

  • Hiện tượng phù mạch (hay còn gọi là phù quincke, mề đay phù mạch) làm sưng tấy cả một vùng da.
  • Nổi mề đay khổng lồ làm căng phù khắp mặt, cơ quan sinh dục,…
  • Rối loạn tiêu hóa, đau khớp, sốt, nhức đầu.
  • Nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ).

3. Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Khi phát hiện những nốt mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy trên da, người bệnh cần theo dõi diễn biến. Nếu như mẩn đỏ, ngứa ngáy biến mất sau 24 giờ hoặc thuyên giảm sau khi áp dụng các phương pháp cải thiện thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm và sinh hoạt như bình thường. Tuy nhiên nếu gặp một trong những vấn đề dưới đây thì bạn nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức:

  • Mề đay cấp tính trở nặng kèm theo choáng váng, tức ngực, sưng phù, khô lưỡi, khó thở,…
  • Gián đoạn cuộc sống hằng ngày.
  • Không thuyên giảm hoặc nặng hơn sau 48 tiếng.
  • Không đáp ứng các biện pháp điều trị.

Cách chữa bệnh mề đay cấp

Để điều trị bệnh mề đay cấp, người bệnh có thể lựa chọn thuốc tây y hoặc các bài thuốc đông y theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

1. Thuốc chữa mề đay cấp tính

Trong điều trị mề đay cấp tính có một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như:

  • Thuốc kháng histamin H1 (gồm fexofenadine, loratadine, cetirizin, dexchlophrniramin, hydroxyzine, chlopheniramin, diphenhydramine,…).
  • Các glucocorticoide (gồm methylprednisolon, prednisone,…) được dùng chung với các thuốc kháng histamin trong trường hợp nặng.
  • Kháng sinh (như azithromycin…) chỉ được sử dụng trong trường hợp bị mề đay cấp do vi khuẩn mycoplazma pneumoniae, đồng thời không đáp ứng những loại thuốc trên.
  • Thuốc bôi có công dụng kháng histamin (như phenergan) hoặc corticoide (như eumovate). Thông thường thuốc bôi được sử dụng để chữa bệnh mề đay cấp tính do côn trùng cắn.
  • Một số loại thuốc tiêm được dùng trong trường hợp nguy cấp như methylprednisolon, andrenalin, dimedrol,… Tuy nhiên không được tự ý tiêm tại nhà vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Có nhiều thuốc được dùng để chữa mề đay cấp, tuy nhiên để tránh những phản ứng phụ không mong muốn thì người bệnh nên xin ý kiến của bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn.

điều trị bệnh mề đay cấp tính
Điều trị bệnh mề đay cấp tính bằng thuốc là cách tốt nhất

2. Điều trị mề đay cấp tính bằng đông y

Ngoài thuốc tây y, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc đông y giúp làm giảm những triệu chứng của bệnh mề đay cấp như:

  • Bài thuốc 1: ké đầu ngựa, cỏ mần trầu mỗi thứ 15g, muồng trâu, kinh giới huệ, cam thảo đất, bạc hà, bèo tai tượng, cây cứt lợn, nghề bà mỗi thứ 10g. Sắc mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 2: lá đơn tướng quân, lá đơn tía, cây đơn kim mỗi thứ 15g, đơn nem 10g. Sắc mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 3: lá đơn đỏ, đơn răng cưa mỗi thứ 12g, cam thảo đất, mã đề, rau má, kim ngân hoa mỗi thứ 10g. Mỗi ngày uống 1 thang.
  • Bài thuốc 4: bồ công anh 15g, ké đầu ngựa, địa phu tử mỗi thứ 8g, cúc hoa, kim ngân hoa mỗi thứ 9g, sinh cam thảo 5g. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia làm 2 – 3 lần uống.

3. Chế độ sinh hoạt khi bị mề đay cấp tính

Khi bị mề đay cấp, người bệnh nên quan tâm đến chế độ ăn uống và sinh hoạt để đạt được kết quả điều trị tốt nhất:

  • Nên mặc quần áo sáng màu, thông thoáng và rộng rãi.
  • Không nên sử dụng những loại xà phòng mang tính tẩy rửa mạnh, chứa hóa chất độc hại.
  • Bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và các khoáng chất, không nên ăn thực phẩm cay nóng, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Nên hạn chế những thực phẩm giàu protein như hải sản, sữa, trứng,…
  • Không tắm với nước nóng vì có thể khiến da bị khô, thêm ngứa ngáy khó chịu.

Bệnh mề đay cấp tính gây nên bởi nhiều nguyên nhân do đó để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, có phương pháp điều trị thích hợp thì người bệnh nên thăm khám và điều trị với bác sĩ có chuyên môn.

Tìm hiểu thêm:

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:06 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Trời Nóng Nổi Mẩn Ngứa – Đâu Là Giải Pháp Đánh Bay Bệnh An Toàn?

Làm Sao Để Nhận Biết Bệnh Mề Đay? XEM NGAY Những Dấu Hiệu Này

Thông Tin NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT Về Bệnh Mề Đay, Mẩn Ngứa [Xem Ngay]

Dành Cho Bạn: Các Giải Pháp Đẩy Lùi Mề Đay Mẩn Ngứa Tốt Hiện Nay

Mề Đay Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Gợi Ý Cách Khắc Phục An Toàn, Hợp Lý

Chuyên Gia Mách Bạn Cách Khắc Phục Nổi Mề Đay Khi Mang Thai, An Toàn Cho Mẹ Và Bé

[ĐỪNG BỎ LỠ] Bí Quyết “ĐÁNH BAY” Mề Đay Sau Sinh Cực Hay Này Của Mẹ Bỉm Sữa 8X

Mang Thai Và Ở Cữ – Hai Khoảng Thời Gian Bị Mề Đay “ĐEO BÁM” – Và Đây Là Cách Em Xử Lý Dứt Điểm, Mẹ Bỉm Sữa Tham Khảo Nhé

Nổi mề đay mẩn đỏ khi mang thai – Nỗi “Ám Ảnh” thai kỳ hầu như mẹ bầu nào cũng trải qua

Trẻ bị nổi mề đay khiến cha mẹ lo lắng? Bác sĩ chỉ cách xử lý an toàn, phù hợp

Ẩn