Giới thiệu 4 món ăn ngon chữa bệnh mề đay mẩn ngứa
Mề đay mẩn ngứa có thể cải thiện được bằng nhiều biện pháp điều trị kết hợp cùng biện pháp hỗ trợ. Trong đó dinh dưỡng là một trong những biện pháp hỗ trợ nhằm giúp bạn cải thiện tình trạng mề đay mẩn ngứa trên da.
Để giúp bạn lựa chọn các món ăn phù hợp để bổ sung vào thực đơn hằng ngày khi bị mề đay mẩn ngứa, bài viết sẽ đưa ra một số gợi ý đơn giản, dễ thực hiện. Điểm chung của các món ăn trong danh sách này là sử dụng các nguyên liệu có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, giúp tình trạng mề đay mẩn ngứa sớm cải thiện.
4 món ăn ngon chữa bệnh mề đay mẩn ngứa
1. Cháo chi tử hạt sen
Cháo chi tử, hạt sen là món ăn ngon để giúp làm dịu cơn ngứa. Các nguyên liệu chi tử, hạt sen không chỉ có lợi trong việc thanh nhiệt giải độc cho cơ thể mà còn giúp cải thiện các chứng mề đay, nóng trong người. Món cháo chi tử hạt sen đặc biệt phù hợp với người bị mề đay mẩn ngứa khó chịu về đêm vì không chỉ giúp giảm ngứa mà còn giúp bạn ngủ ngon hơn, tránh bị khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Để thực hiện món ăn này, bạn có thể chuẩn bị theo các bước sau:
- Chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết bao gồm chi tử khoảng 16 gram, hạt sen khoảng 20 gram và gạo tẻ khoảng 60 gram.
- Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu, bạn rửa sạch, để ráo nước. Riêng phần hạt sen bạn cần ngâm trong nước khỏang 3 giờ. Gạo vo kỹ.
- Chi tử cho vào nồi và đem sắc với 1/2 lít nước.
- Để lửa nhỏ riu riu và sắc cho đến khi nước trong nồi cạn bớt. Khi còn khoảng 200ml thì bạn tắt bếp và chắt lấy nước để làm nước nấu cháo.
- Bạn lấy phần hạt sen đã ngâm và rửa sạch đem cho vào nồi. Cho gạo nếp đã vo vào cùng với khoảng 1/2 lít nước lọc và phần nước dùng đã chuẩn bị trước đó.
- Nấu các nguyên liệu trên với lửa nhỏ riu riu, chú ý khi nước cạn thì châm thêm nước. Khi gạo và hạt sen đã chín mềm là có thể dùng được, bạn nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Với món cháo chi tử, bạn có thể chia ra làm 2 lần ăn trong ngày cho người bị mề đay, mẩn ngứa. Có thể dùng món này trong 3 – 4 ngày khi có đợt nổi mề đay, mẩn ngứa để giúp ngủ ngon, cải thiện ngứa ngáy. Cháo chi tử hạt sen phù hợp cho cả người dùng chay và mặn.
2. Canh mướp nấu thịt nạc
Đặc điểm của mướp là có tính mát, khi sử dụng sẽ kích thích đào thải độc tố, các yếu tố dị ứng trong cơ thể. Đông Y xếp mướp vào nhóm thực phẩm có tính mát, vị ngọt, khi sử dụng giúp nhuận da, thanh nhiệt, tốt trong việc thông đại tiểu tiện,… Do những tác dụng này, mướp thường được sử dụng để giúp hóa đờm, khử phong, giải độc và sát khuẩn. Với người bị dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa, sử dụng món canh mướp nấu thịt nạc có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
- Để sử dụng món canh mướp nấu thịt nạc bạn cần có khoảng 100 gram thịt nạc hoặc thịt thăn, 1 quả mướp. Các loại gia vị như tiêu, nước mắm, hạt nêm (mỗi loại gia vị chuẩn bị khoảng 1/2 muỗng cafe).
- Đem sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị, rửa sạch thịt nạc sau đó đem thái mỏng thịt nạc hoặc đem bằm nhỏ.
- Sau khi đã chuẩn bị và sơ chế, bạn cho thịt xào sơ cho săn rồi cho vào nồi cùng với 1/2 lít nước. Đun sôi với lửa nhỏ và vớt bọt để nước canh được trong.
- Khi nước bắt đầu sôi có thể cho các loại gia vị cũng như rau thơm để giúp cho món canh ngon hơn, sau đó tắt bếp và dùng nóng.
3. Cháo khổ qua, tim lợn
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng có tính hàn, vị đắng. Tuy đối với nhiều người, khổ qua khá khó ăn nhưng đây lại là món ăn ngon để giúp thanh nhiệt, giải độc, an thần,… Loại củ này có thể giúp cải thiện các vấn đề ngoài da do rôm sảy, ngứa ngáy, mề đay, mẩn ngứa. Cháo khổ qua, tim lợn là một trong những lựa chọn hữu ích cho những người bị mẩn ngứa và mề đay.
- Để thực hiện món ăn này, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm tim lợn 1 quả, khoảng 60 gram khổ qua, gạo tẻ khoảng 1/2 chén. Ngoài ra bạn có thể chuẩn bị các gia vị nêm nếm cho phù hợp.
- Sơ chế khổ qua, cắt đôi và bỏ ruột, thái khổ qua thành lát mỏng. Rửa sạch tim lợn và cắt thành những miếng vừa đủ, vo gạo cho kỹ.
- Sau khi đã sơ chế, bạn cho các nguyên liệu gạo và tim lợn vào nồi cùng với khoảng 1/2 lít nước.
- Nấu nước cho đến khi chín với lửa riu riu. Khi nước sôi thì cho thêm gạo vào tiếp tục nấu cho đến khi mềm là dùng được.
- Món ăn này có thể dùng trong 2 – 3 ngày mỗi khi bị mề đay mẩn ngứa để giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
4. Cháo rau má đậu xanh
Tương tự như cháo chi tử – hạt sen, cháo đậu xanh rau má cũng là một lựa chọn hợp lý cho những người bị mề đay, mẩn ngứa. Đây đều là hai nguyên liệu có tính mát, giúp giải nhiệt, thích hợp sử dụng cho người bị mề đay mẩn ngứa và khó chịu trong mùa nóng. Cách thực hiện cũng khá đơn giản:
- Bạn có thể chuẩn bị khoảng 100 gram gạo tẻ, khoảng 40 gram rau má, khoảng 50 gram đậu xanh, các gia vị để nêm nếm vừa miệng.
- Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu trên, bạn cho rau má rửa sạch và cắt thành khúc ngắn. Đậu xanh đem rửa và ngâm với nước.
- Cho các nguyên liệu trên vào nồi cùng với khoảng 1/2 lít nước sau đó nấu lên cho đến khi sôi rồi nhỏ lửa, nêm gia vị và tắt bếp, dùng nóng.
Trên đây là một số món ăn ngon chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa khó chịu, dễ thực hiện. Chúc bạn sớm cải thiện được tình trạng mề đay, mẩn ngứa khó chịu ngoài da với một số món ngon hữu ích trên đây.
Thông tin hữu ích cho người bị mề đay mẩn ngứa:
XEM THÊM
Cập nhật lúc 10:06 - 03/10/2021
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!