Nguyên nhân gây bệnh mề đay mãn tính
Bệnh mề đay tính từ lức phát bệnh, nếu sau khoảng 8 tuần mà chữa không dứt sẽ thành mạn tính. Nguyên nhân gây bệnh mề đay mãn tính là gì? Phải làm sao khi không may mắc bệnh?
Có thể thấy tình trạng bệnh mề đay mỗi lúc lại gia tăng và phức tạp hơn trước. Bằng chứng là có tới 1/5 dân số bị mắc căn bệnh này, trong đó tình trạng tái phát bệnh liên tục cũng rất cao.
Nguyên nhân gây bệnh mề đay mãn tính là gì?
Tùy theo cơ địa mõi người mà hiện tượng mề đay có thể xuất hiện khi gặp phải hiện tượng thay đổi thời tiết, hay đơn giả hơn là do tiếp xúc phải những dị nguyên như mạt gỗ cưa, khói bụi công nghiệp, một số loại côn trùng có độc,… Với một lượng lớn các dị nguyên tồn tại bên ngoài, bệnh mề đay mẩn ngứa không chừa bất cứ ai nhưng hai đối tượng chính là trẻ nhỏ và nữ giới lại hay bị nhất. Lí do là vì họ vốn rất nhạy cảm với những thay đổi bất thường, hơn nữa chức năng miễn dịch của họ cũng không tốt như đàn ông.
Khi bị bệnh mề đay mãn tính, tần số tái phát bệnh thường ít hơn mề đay cấp tính nhưng dấu hiệu bệnh có xu hướng nghiêm trọng dần lên. Nguyên nhân cốt lõi nhất khiến bệnh mề đay trở nên mãn tính đó là khi mới phát bệnh, các phương pháp chữa bệnh không đặc trị được tận gốc mà chỉ trị những triệu chứng nổi mề đay bên ngoài. Nói đơn giản là một số loại thuốc chỉ có tác dụng ức chế bệnh trong một thời gian nhưng mầm mống vẫn tồn tại trong cơ thể.
Những loại thuốc hay dùng để chữa bệnh mề đay có công hiệu chính là ức chế nguyên nhân gây mề đay mẩn ngứa là histamine mà không diệt được tận gốc. Thêm vào đó một số người mắc bệnh lý liên quan đến thận, gan thì càng khó chữa trị bệnh mề đay hơn. Ngoài ra còn một số nguyên nhân có thể gây nên bệnh mề đay mạn tính là tình trạng nhiễm giun sán nặng, ăn phải quá nhiều chất hóa học, chất phụ gia có trong thực phẩm, do lông của các thú cưng trong nhà.
Làm gì khi bị bệnh mề đay mãn tính
Cách chữa trị bệnh mề đay mãn tính chắc chắn phức tạp và cần sự kiên trì hơn khi chữa cấp tính. Yếu tố quan trọng nhất vẫn là đặc trị từ tận gốc gác của bệnh mới mong khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, có vẻ như chưa có loại thuốc kháng sinh nào chữa triệt để căn bệnh này. Vì vậy mợi người có thể chuyển hướng sang chữa bằng thuốc tahhor dược. Vì theo như y học cổ truyển chữa bệnh mề đay không chỉ có nhiệm vụ cắt giảm các triệu chứng của bệnh mà còn phải loại bỏ mầm bệnh hoàn toàn ra khỏi cơ thể bằng cách hỗ trợ thận, gan lọc chất độc rồi thải ra ngoài. Bên cạnh đó phải giúp người bệnh nâng cao sức khỏe để chữa bệnh nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Ngoài ra người bệnh nên áp dụng một số chia sẻ sau để công hiệu điều trị bệnh cao hơn:
- Nếu cơ thể đã mẫn cảm thì nên cẩn thận hơn trong ăn uống, đi lại. Như hạn chế ăn hải sản lại, chú ý quan sát không để cơ thể bị va quẹt vào những thành phần lạ, trùm kín khi ra ngoài.
- Cố gắng kìm nén con ngứa bằng cách xoa nhẹ, khi tắm thì pha một ít giấm vào nước tắm.
- Không tự ý mua thuốc bôi lên da. Thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây mề đay. Nếu không đúng thuốc còn có thể bị nhiễm trùng.
- Giữ môi trường sống thật sạch sẽ. Chỉ nên trồng cây cảnh khi đã xác định được không bị dị ứng với phấn hoa hay côn trùng, bọ.
- Không nên dùng các loại xà phòng diệt khuẩn mạnh càng gây kích ứng da. tốt nhất nên xin lời khuyên từ bác sĩ để tìm được loại phù hợp nhất.
Cập nhật lúc 13:57 - 01/10/2021
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!