Bệnh mề đay có lây không? [Bác sĩ nói gì?]

Bệnh mề đay hay mày đay là một trong số những bệnh ngoài da khó chịu nhưng rất dễ gặp phải, hầu như mọi người đều bị nổi mề đay vài lần trong đời. Tuy nhiên bệnh mề đay có lây không thì không phải ai cũng có câu trả lời. Gần đây chuyên mục cũng nhận được một số thắc mắc của các bạn về vấn đề này.

Thắc mắc của bạn đọc L,M (Pleiku): “Chào chuyên mục, em hiện đang học đại học năm nhất. Em đã xuống thành phố thuê trọ để học được khoảng 3 tháng. Em ở chung phòng với 3 bạn nữa để tiết kiệm tiền thuê trọ. Cách đây hai hôm thì có một bạn bị ngứa nổi mề đay mà không biết tại sao lại bị. Trên da bạn nổi mề đay rất nhiều đến nay vẫn chưa lặn. Vậy bạn đó có thể lây cho những bạn khác cùng phòng không ạ? Em xin cảm ơn chuyên mục đã giải đáp.”

 

mề đay có lây không
Bệnh mề đay có lây không? Xử trí như thế nào khi bị nổi mề đay?

Bệnh mề đay có lây không?

Có thể nói đây là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân, nhất là những người lần đầu bị nổi mề đay. Tuy nhiên, theo trao đổi của PGS, TS, Bùi Khắc Hậu, hiện nay bệnh mề đay được xem là bệnh ngoài da không lây nhiễm. Tại nước ta và trên thế giới hiện nay chưa công bố bất cứ tài liệu nào nói về sự lây nhiễm bệnh mề đay. Đồng thời không có ghi nhận những trường hợp nào bị lây nhiễm bệnh mề đay. Do đó có thể khẳng định chắc chắn đây là một bệnh không truyền nhiễm. Bạn đọc và bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.

Đến đây, chúng ta cần hiểu thêm một vấn đề khác, đó là nếu không lây, thì tại sao chúng ta lại mắc bệnh mề đay? Đâu là những nguyên nhân khiến cho chúng ta mắc phải căn bệnh này?

Một số yếu tố có thể gây ra bệnh mề đay mẩn ngứa

Trong cuộc sống, có khá nhiều yếu tố góp phần gây ra tình trạng mề đay, mẩn ngứa, trong đó có một số yếu tố rất thường gặp, bao gồm:

  • Nổi mề đay do ăn phải những thức ăn có khả năng gây kích ứng, dị ứng, nhất là các loại tôm, cua, cá, một số loại hải sản khác, dị ứng với một số loại hạt, đậu, một số loại thực phẩm khác.
  • Người bị nổi mề đay có cơ địa dị ứng khi tiếp xúc với một số loại hóa chất, thường gặp nhất là các loại chất tẩy, sản phẩm chăm sóc da, các loại hóa mỹ phẩm, xà phòng, nước hoa, một số loại phấn, một số chất nhuộm, chất tẩy, các hóa chất công nghiệp, dung môi, sơn và một số hóa chất khác.
  • Dị ứng hoặc kích ứng với các yếu tố thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm nóng hoặc lạnh,…
  • Kích ứng, dị ứng với một số tác nhân khác như khói bụi, các chất bẩn, một số loại côn trùng, phấn hoa,….

Nhìn chung, khi có tiếp xúc với các yếu tố này, nếu cơ địa mẫn cảm, các tế bào mast dưới da của chúng ta sẽ tiết ra một lượng lớn chất histamine – một loại chất giúp chống lại dị nguyên và đẩy các dị nguyên này ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi các histamine này sinh ra một cách ồ ạt sẽ làm cho da của chúng ta bị ngứa và xuất hiện các mẩn hồng, trắng trên da. Ta gọi đây là tình trạng mề đay.

Do vậy, có thể thấy được việc có bị mề đay hay không hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa, mức độ mẫn cảm, nhạy cảm riêng của mỗi người. Tình trạng mề đay hoàn toàn không có khả năng lây lan từ người này sang người khác bởi yếu tố cơ địa của mỗi người là rất khác nhau.

Xử lý ra sao khi bị nổi mề đay

Không phải bệnh nhân nào khi bị nổi mề đay cũng đều có hướng xử trí giống nhau. Mề đay thường có hai thể là thể cấp tính và thể mạn tính. Đồng thời, mỗi bệnh nhân lại có những mức độ mẫn cảm khác nhau với những nguyên nhân không giống nhau. Do đó cần xử trí khi bị nổi mề đay theo các bước sau:

  • Rửa vùng da nổi mề đay với nước mát đề loại bỏ bớt các dị ứng nguyên trên da (thực hiện trong những trường hợp nổi mề đay do côn trùng, do dị ứng khói bụi, mỹ phẩm, hóa chất,…).
  • Thăm khám sớm khi có các dấu hiệu mề đay để xác định và xử trí đúng hướng.
  • Không gãi lên vùng da có mề đay vì dễ gây trầy xước da và làm thương tổn nặng hơn.
xử lí đúng cách khi bị nổi mề đay
Xử lí đúng cách khi bị nổi mề đay giúp kiểm soát tình trạng mề đay, tránh lan rộng và nặng thêm

Mề đay mẩn ngứa là tình trạng kích ứng, dị ứng ngoài da. Các triệu chứng mề đay hoàn toàn không lây mà liên quan trực tiếp đến cơ địa của từng người cũng như mức độ nhạy cảm của bản thân người đó đối với các yếu tố kích ứng, dị ứng. Hiểu rõ và áp dụng các biện pháp xử trí phù hợp khi bị nổi mề đay là biện pháp hiệu quả nhất để giúp bạn sớm cải thiện các triệu chứng khó chịu này.

Hiểu thêm về mề đay mẩn ngứa

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 11:14 - 19/09/2018

Bình luận (12)

  1. Thúy Lê says: Trả lời

    Như trường hợp bạn hỏi này bị mề đay cấp tính nếu dùng bài thuốc kia thì trong bao lâu bệnh khỏi có ai biết không vậy?

    1. Ngọc Mây says:

      Chắc chỉ 2 tháng thôi, cùng lắm 3 tháng vì bình thg thuốc đông y cũng phải uống từ 1 tháng đổ ra mới có tác dụng chứ k như thuốc tây. Ai hợp thuốc thì 2 tháng

  2. Bùi Thanh Hương says: Trả lời

    Trên mấy diễn đàn bệnh mề đay mọi người khen thuốc của trung tâm này tốt nhưng địa chỉ thấy ghi 2 nơi chả nơi nào gần mình cả thế muốn mua thuốc phải làm sao hic hic…

    1. Mạnh ThẮNG says:

      đâu nhất thiết là phải đến trực tiếp đâu chẳng qua có điều kiện đến tận đó thì tốt còn không đăng ký tư vấn và mua thuốc trực tuyến cũng được. tôi thấy họ tư vấn qua điện thoại cũng rõ ràng dễ hiểu !

  3. Nguyễn Thanh Sa says: Trả lời

    Tôi hay bị nổi mề đay vào buổi sáng mà thường chỉ bị phát lên ở 2 tay và chân. Tôi có ra hiệu thuốc thì dược sĩ họ bán cho cả thuốc uống lẫn thuốc bôi nhưng bệnh chỉ lặn lúc đấy, hôm sau lại tình trạng y chang. Tôi tìm đọc thấy có rất nhiều người chia sẻ về bài thuốc tiêu ban giải độc thang của TT thuốc dân tộc này nhưng không thấy ai đề cập tới giá cả. Ko biết thuốc này có đắt không, chữa trong bao lâu thì mới khỏi hẳn?

    1. Quỳnh Vân says:

      Đắt rẻ thì cũng khó nói,người bảo đắt người bảo ko.miễn sao thuốc tốt chữa khỏi bệnh là được vì có bệnh thì vái tứ phương,đắt mà tốt thì cũng vẫn phải bỏ tiền ra chữa mà.

    2. Huyền Hường says:

      Đợt vừa rồi tôi chữa là mất 3 tháng đấy, ngày nào cũng 2 bữa thuốc uống đến phát chán lên được, may mà cuối cùng cũng khỏi.

  4. LeBao says: Trả lời

    Nó là thuốc thang ak?

    1. Phạm Anh Tuyết says:

      Khog là thuốc dạng viên cao tức là người ta đã cô lại thành viên rồi.Lúc nào uống chỉ cần lấy ra nguấy với nước nóng cho tan hết,rồi để nguội bớt uống thôi chứ ko bất tiện như thuốc thang bt phải đun sắc đâu.

  5. hanth says: Trả lời

    Vậy là bệnh di truyền thôi chứ không lây qua tiếp xúc , làm mình sợ lây của con bé làm cùng nó bị mề đay thấy gãi suốt

    1. Hạnh Tin says:

      Uhm hồi ĐH năm nhất trong lớp tớ cũng có 1 đứa bị mề đay, cứ đến chiều là nó phát lên sưng hết cả 2 cánh tay. Lắm hôm nó ngồi học mà cứ gãi sồn sột chảy cả máu ra làm mình sợ lây toàn phải ngồi cách nó. H mới biết bệnh k lây hêhe

  6. Nguyễn thị lý says: Trả lời

    Xin cho hỏi mình sinh con xong bi mẩn ngứa mề đay.Thấy con cũng bị ngứa theo giờ bé mới được 7 tháng tuổi còn bú mẹ liệu có dùng được thuốc này không?mình dùng thuốc tây mãi mà không hết.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Trời Nóng Nổi Mẩn Ngứa – Đâu Là Giải Pháp Đánh Bay Bệnh An Toàn?

Làm Sao Để Nhận Biết Bệnh Mề Đay? XEM NGAY Những Dấu Hiệu Này

Thông Tin NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT Về Bệnh Mề Đay, Mẩn Ngứa [Xem Ngay]

Dành Cho Bạn: Các Giải Pháp Đẩy Lùi Mề Đay Mẩn Ngứa Tốt Hiện Nay

Mề Đay Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Gợi Ý Cách Khắc Phục An Toàn, Hợp Lý

Chuyên Gia Mách Bạn Cách Khắc Phục Nổi Mề Đay Khi Mang Thai, An Toàn Cho Mẹ Và Bé

[ĐỪNG BỎ LỠ] Bí Quyết “ĐÁNH BAY” Mề Đay Sau Sinh Cực Hay Này Của Mẹ Bỉm Sữa 8X

Mang Thai Và Ở Cữ – Hai Khoảng Thời Gian Bị Mề Đay “ĐEO BÁM” – Và Đây Là Cách Em Xử Lý Dứt Điểm, Mẹ Bỉm Sữa Tham Khảo Nhé

Nổi mề đay mẩn đỏ khi mang thai – Nỗi “Ám Ảnh” thai kỳ hầu như mẹ bầu nào cũng trải qua

Trẻ bị nổi mề đay khiến cha mẹ lo lắng? Bác sĩ chỉ cách xử lý an toàn, phù hợp

Ẩn