Mẹo chữa mề đay bằng giấm [Hướng dẫn chi tiết]

Giấm không chỉ là một nguyên liệu được sử dụng trong chế biến món ăn mà còn được ứng dụng trong chăm sóc, cải thiện một số vấn đề ngoài da như mề đay. Nếu bạn đang gặp khó chịu do mề đay gây ra, mẹo chữa mề đay bằng giấm dưới đây sẽ là giải pháp dành cho bạn.

chữa mề đay bằng giấm
Mẹo chữa mề đay bằng giấm

Những lợi ích của giấm với làn da

Giấm (hay dấm theo cách đọc của một số địa phương) là một loại gia vị lỏng có vị chua, dùng trong một số món ăn. Người ta thường sản xuất giấm bằng cách cho lên men rượu etylic với một công thức phù hợp.

Thành phần chính của giấm là dung dịch acid acetic (CH3COOH) với nồng độ khoảng 5%. Ngày nay, ngày càng có nhiều loại giấm với cách biến thể khác nhau nưh giấm táo, giấm nho, giấm gạo, giấm rượu vang,… Trong đó giấm gạo là loại giấm được sử dụng phổ biến nhất.

Bên cạnh tác dụng làm gia vị cho các món ăn, nhiều người cũng sử dụng giấm để dùng cho các mục đích chăm sóc sức khỏe như giải độc, kháng khuẩn, sát khuẩn ngoài da, giảm sưng phù trên da,… Trong đó, sử dụng giấm để chữa mề đay là một trong những mẹo được khá nhiều người sử dụng.

Mẹo chữa mề đay bằng giấm

Mẹo chữa mề đay bằng giấm khá đễ thực hiện, có thể áp dụng tại nhà. Khi sử dụng giấm chữa mề đay, dân gian thường sử dụng phổ biến nhất là giấm gạo phối hợp cùng với một số nguyên liệu phổ biến, dễ tìm trong cuộc sống như đu đủ, gừng,… Những sự phối hợp này nhằm mục đích tăng hiệu quả khi sử dụng.

1. Chữa mề đay bằng giấm gạo và gừng

Gừng và giấm gạo đều là những nguyên liệu được sử dụng khá phổ biến trong điều trị mề đay. Chúng có tác dụng giảm sự khó chịu ngoài da, kích thích trao đổi chất để loại bỏ các yếu tố kích ứng ra khỏi cơ thể. Để thực hiện cách này, bạn có thể áp dụng theo các bước sau đây:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Giấm (có thể dùng giấm gạo) khoảng 1 muỗng cà phê.
  • Nước khoảng 100 ml.
  • Gừng khoảng 1 củ.
  • Đường trắng khoảng 2 muỗng cà phê.

Cách làm:

  • Củ gừng đem rửa sạch sau đó gọt bỏ phần vỏ vỏ.
  • Xắt nhuyễn gừng để sử dụng.
  • Cho các nguyên liệu giấm, gừng nhuyễn, nước và đường trắng vào cùng nhau.
  • Nấu cho sôi trong khoảng 15 phút rồi sử dụng.
  • Trộng đều gừng nhuyễn và giấm, 100ml nước, đường trắng nấu cho sôi.
  • Lấy nước ra và để cho bớt nóng, bỏ phần bã và dùng phần nước gừng, giấm chia làm 2 lần uống mỗi ngày.
  • Bạn có thể áp dụng cách này khoảng 3 – 4 ngày trong đợt nổi mề đay cho đến khi các dấu hiệu mề đay lặn bớt.
giấm gạo và gừng
Nguyên liệu giấm gạo và gừng

2. Chữa mề đay bằng giấm gạo và đu đủ xanh

Giấm gạo phối hợp đu đủ xanh giúp thanh lọc, làm mát cho cơ thể. Ngoài ra đu đủ còn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất và làm dịu ngứa ngáy ngoài da. Có thể sử dụng giấm gạo và đu đủ xanh theo các bước dưới đây:

Chuẩn bị:

  • Đu đủ xanh khoảng 1/4 quả – 1/2 quả vừa đủ dùng.
  • Giấm gạo khoảng 100 ml.

Thực hiện:

  • Rửa sạch đu đủ xanh sau đó gọt vỏ và cắt thành miếng.
  • Trộn đều phần đu đủ vừa cắt với giấm gạo.
  • Đun sôi hai nguyên liệu trên với nước, có thể cho vào một chút muối ăn, gia vị.
  • Khi đu đủ gần chín thì nhỏ lửa cho đến khi chín.
  • Khi đã sôi và đu đủ đã chín thì tắt bếp, cho đu đủ ra bát, để nguội.
  • Ăn cùng với cơm nóng. Có thể áp dụng cách này khoảng 7 ngày trong đợt nổi mề đay để giảm ngứa và khó chịu ngoài da.
đu đủ xanh và giấm gạo
Đu đủ xanh cắt miếng và giấm gạo

Sử dụng giấm gạo chữa mề đay như thế nào cho đúng cách?

Giấm gạo cũng như những nguyên liệu khác, khi sử dụng cần phải hiểu rõ để dùng đúng cách, mang lại hiệu quả tốt nhất. Khi dùng giấm gạo chữa mề đay cũng có một số lưu ý mà bạn cần nắm rõ, bao gồm:

  • Acid acetic trong giấm gạo là acid nhẹ, tuy nhiên khi dùng cũng không nên quá lạm dụng vì có thể gây ợ chua, ợ nóng, trào ngược, ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
  • Phương pháp chữa mề đay bằng giấm gạo chỉ nên áp dụng với những trường hợp mề đay nhẹ.
  • Với những trường hợp mề đay nặng, lan rộng, kéo dài, bạn nên có hướng điều trị chuyên biệt hơn.
  • Tùy theo cơ địa của bệnh nhân mà khi sử dụng giấm gạo chữa mề đay tác dụng có thể nhanh chậm khác nhau.
  • Với người có tiền sử dị ứng giấm ăn, giấm gạo thì không được sử dụng giấm ăn, giấm gạo vì có thể khiến ngứa và dị ứng nặng hơn.

Sử dụng giấm chữa mề đay không phải là phương pháp mới mà đã được sử dụng khá lâu trong dân gian. Tuy nhiên khi dùng giấm gạo cần sử dụng đúng cách, không lạm dụng. Ngoài ra không phải trường hợp nào khi sử dụng giấm gạo cũng đạt hiệu quả như mong muốn, lúc này bạn nên chủ động thay đổi cách chữa phù hợp với tình trạng bệnh và cơ địa của mình. Chúc bạn áp dụng thành công.

Hiểu thêm về bệnh mề đay, mẩn ngứa

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:43 - 09/09/2018

Bình luận (1)

  1. nhu ngoc says: Trả lời

    Ngua chiu ko noi luon

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Trời Nóng Nổi Mẩn Ngứa – Đâu Là Giải Pháp Đánh Bay Bệnh An Toàn?

Làm Sao Để Nhận Biết Bệnh Mề Đay? XEM NGAY Những Dấu Hiệu Này

Thông Tin NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT Về Bệnh Mề Đay, Mẩn Ngứa [Xem Ngay]

Dành Cho Bạn: Các Giải Pháp Đẩy Lùi Mề Đay Mẩn Ngứa Tốt Hiện Nay

Mề Đay Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Gợi Ý Cách Khắc Phục An Toàn, Hợp Lý

Chuyên Gia Mách Bạn Cách Khắc Phục Nổi Mề Đay Khi Mang Thai, An Toàn Cho Mẹ Và Bé

[ĐỪNG BỎ LỠ] Bí Quyết “ĐÁNH BAY” Mề Đay Sau Sinh Cực Hay Này Của Mẹ Bỉm Sữa 8X

Mang Thai Và Ở Cữ – Hai Khoảng Thời Gian Bị Mề Đay “ĐEO BÁM” – Và Đây Là Cách Em Xử Lý Dứt Điểm, Mẹ Bỉm Sữa Tham Khảo Nhé

Nổi mề đay mẩn đỏ khi mang thai – Nỗi “Ám Ảnh” thai kỳ hầu như mẹ bầu nào cũng trải qua

Trẻ bị nổi mề đay khiến cha mẹ lo lắng? Bác sĩ chỉ cách xử lý an toàn, phù hợp

Ẩn