Top 8 cây thuốc nam chữa mề đay quanh nhà nhanh chóng
Nhiều nguyên liệu quen thuộc như gừng, cây cỏ mực, lá trà xanh là một trong những cây thuốc Nam phổ biến, dễ sử dụng và quen thuộc với nhiều người. Mặc dù hiệu quả của một số cây thuốc Nam không nhanh chóng như những cách điều trị khác, tuy nhiên ưu điểm an toàn, dễ sử dụng, nguyên liệu dễ tìm là một trong những lý do các cây thuốc Nam được khá nhiều người ưa chuộng.
8 cây thuốc Nam chữa mề đay quen thuộc
Trong danh sách dưới đây là một số loại cây cỏ quen thuộc với nhiều người. Không chỉ có một số công dụng về ẩm thực, dinh dưỡng, các cây thuốc Nam này cũng được sử dụng để chữa mề đay, mẩn ngứa ngoài da. Bạn có thể điểm qua những loại cây cỏ này kèm theo hướng dẫn chữa mề đay cụ thể.
1. Chữa mề đay với nguyên liệu gừng tươi
Từ lâu gừng tươi được biết đến là một trong những nguyên liệu tự nhiên có tính ấm, có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn, tăng cường sức đề kháng. Đối với những người không may bị mề đay do dị ứng với thời tiết, cơ địa dị ứng thức ăn, việc sử dụng gừng tươi là một trong những cách đơn giản để giúp làm giảm histamine trong cơ thể, tạo cảm giác dễ chịu, bớt ngứa ngáy. Có hai cách sử dụng gừng đơn giản là dùng uống hoặc dùng đắp.
Dùng gừng để uống:
- Bạn chuẩn bị khoảng 20 – 30 gram gừng tươi.
- Phần gừng này để nguyên vỏ rửa sạch, để cho ráo nước sau đó cắt thành lá mỏng vừa đủ dùng.
- Chuẩn bị khoảng nửa cốc nước sôi sau đó thả gừng cắt lát vào, khuấy đều.
- Chờ cho nước bớt nóng thì bạn tiếp tục cho khoảng 1 – 2 thìa mật ong vào cốc nước và khuấy lên.
- Cách này nên áp dụng ngay sau khi mề đay bắt đầu xuất hiện, kèm theo các đợt ngứa ngáy.
Dùng gừng để đắp:
- Bạn chuẩn bị khoảng 20 – 30 gram gừng tươi, rửa sạch, gọt bỏ vỏ và thái lát mỏng.
- Sau đó đem cho gừng vào chén hoặc hủ thủy tinh.
- Thêm vào khoảng 100 ml rượu trắng khoảng 40 độ.
- Ngâm gừng như vậy trong thời gian khoảng 24 giờ là dùng được.
- Sử dụng hỗn hợp này thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị mề đay để giảm ngứa.
- Có thể sử dụng kết hợp cùng với cách uống nước gừng.
2. Chữa mề đay bằng lá khế
Lá khế có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên có nhiều ứng dụng trong dân gian. Loại lá này được dùng phổ biến để giảm ngứa ngáy, khó chịu, giảm mề đay, mẩn ngứa ngoài da. Lá khế thường được dùng bằng hai cách, dùng nấu nước tắm hoặc dùng lá khế đắp ngoài da.
Dùng lá khế để đắp:
- Với cách này bạn chuẩn bị khoảng 1 nắm lá khế tươi. Đem lá khế đi rửa sạch sau đó để ráo nước.
- Cho lá khế vào chảo nóng sao lên cho vàng.
- Lá khế khi đã vàng đều thì cho vào túi vải sạch, để cho bớt nóng.
- Dùng túi vải cuốn lá khế để chườm đồng thời kết hợp chà xát nhẹ lên vùng da bị nổi mề đay, mẩn ngứa.
Lưu ý: khi thực hiện cách này cần cẩn thận để tránh bị bỏng, ngoài ra cần chú ý tránh sử dụng cho trẻ nhỏ vì da trẻ em rất mỏng.
Dùng lá khế để nấu nước tắm:
- Bạn chuẩn bị khoảng 20 – 30 lá khế tươi.
- Đem rửa lá khế cho sạch, để ráo sau đó cho vào nồi.
- Nấu lá khế với nước cho đến khi sôi, lá khế hơi chuyển vàng.
- Để cho nước lá khế nguội sau đó dùng nước lá khế để tắm, kết hợp dùng xác lá khế chà xát nhẹ nhàng trên da để giúp giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
3. Cách chữa mề đay bằng cây đinh lăng
Đinh lăng là một trong những cây thuốc có tác dụng thanh lọc cơ thể, giúp làm mát gan. Sử dụng cây đinh lăng có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh kiết lị, tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ và nổi mề đay ngoài da. Loại cây này được sử dụng chủ yếu bằng cách nấu nước uống.
- Bạn có thể chuẩn bị một ít lá đinh lăng tươi (khoảng 20 – 30 lá) đem rửa sạch sau đó để ráo. Tiếp theo bạn có thể đem đi phơi khô hoặc đem sấy khô đều được.
- Cho phần lá đinh lăng đã khô đem sắc cùng với khoảng 1/2 lít nước.
- Đun nước lá đinh lăng vớ lửa nhỏ từ 15 – 20 phút cho đến khi nước trong nồi cạn khoảng một nửa là được.
- Phần nước thuốc thu được bạn đem chia thành 2 lần uống. Chú ý sử dụng hết trong ngày, không để qua đêm.
4. Chữa mề đay bằng lá đơn đỏ
Lá đơn đỏ cũng là một trong những phương pháp để cải thiện ngứa ngáy, dị ứng ngoài da, cải thiện tình trạng mề đay. Tương tự như cây đinh lăng, chữa mề đay mẩn ngứa bằng cây lá đỏ cũng thực hiện bằng cách nấu nước uống.
- Đối với cách này, bạn cần chuẩn bị khoảng 30 gram cành và lá cây đơn lá đỏ, khoảng 15 gram các nguyên liệu như đậu ván tía, bầu đất tía, thài lài.
- Bạn rửa sạch các loại nguyên liệu đã chuẩn bị, để ráo nước sau đó cho vào nồi.
- Cho thêm khoảng 1,5 lít nước và sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi nước còn khoảng 1/2 là được.
- Chia phần thuốc đã sắc được thành 3 lần uống, chú ý uống hết trong ngày.
5. Chữa mề đay mẩn ngứa bằng cây mướp đắng
Mướp đắng hay khổ qua là nguyên liệu có tính mát, không chỉ quả mà phần lá của cây mướp đắng cũng có thể sử dụng để cải thiện tình trạng mề đay, mẩn ngứa. Để cải thiện tình trạng mề đay, mẩn ngứa bằng cây mướp đắng, bạn có thể thực hiện với các bước sau:
- Chuẩn bị khoảng một nắm lá mướp đắng (khoảng 30 – 40 gram). Chuẩn bị thêm các nguyên liệu như lá cây mướp, cây cải dầu, mật cá trắm đen.
- Đem phơi các loại lá đã chuẩn bị cho đến khi lá quắt lại.
- Đem các nguyên liệu này xắt nhuyễn ra rồi nghiền thành bột để sử dụng.
- Trộn các loại bột này vào cùng với cải dầu sau đó bôi lên vùng da bị ngứa ngáy khó chịu do mề đay, mẩn ngứa gây ra.
6. Bạc hà chữa mề đay mẩn ngứa
Bạc hà là một trong những loại lá tự nhiên giúp làm dịu, mát da. Khi sử dụng lá bạc hà cũng có cảm giác tê nhẹ. Do đó loại lá này rất tốt trong những trường hợp bị dị ứng, mẩn ngứa hoặc nổi mề đay.
- Để sử dụng lá bạc hà chữa mề đay mẩn ngứa, bạn chuẩn bị khoảng 30 gram lá bạc hà, loại tươi hoặc khô đều được.
- Mang phần lá bạc hà đã chuẩn bị vò nát rồi đem pha với nước ấm.
- Dùng một khăn bông sạch để thấm lấy phần nước bạc hà. Đem xoa nhẹ nước lá bạc hà lên những vùng da bị nổi mề đay mẩn ngứa.
7. Chữa mề đay bằng cây cỏ mực
Nhọ nồi hay cây cỏ mực là một trong những loại cây cỏ tự nhiên quen thuộc trong dân gian để chữa các chứng chảy máu cam, giúp giảm sốt, cải thiện tình trạng mề đay mẩn ngứa ngoài da. Dùng cây cỏ mực chữa mề đay cũng khá đơn giản, dễ thực hiện.
- Bạn cần chuẩn bị khoảng một nắm lá cỏ mực và một số nguyên liệu khác như lá nhài, lá cây dưa leo, lá xương sông. Có thể cho thêm lá cây diếp cá, lá huyết dụ nếu có.
- Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi để cho ráo nước.
- Sau khi rửa, bạn đem các nguyên liệu này giã nhuyễn để chắt lấy phần nước cốt.
- Bạn cũng chia phần nước thu được này làm hai phần và sử dụng hết trong ngày để cải thiện tình trạng ngứa ngáy ngoài da do mề đay, mẩn ngứa.
8. Cây lô hội chữa bệnh mề đay mẩn ngứa
Lô hội (hay nha đam) cũng được xem là một trong những loại cây có lợi cho người bị mẩn ngứa, mề đay. Loại cây này vừa giúp làm mát, cải thiện ngứa ngáy đồng thời còn cung cấp nước và vitamin E để da mềm mại và dễ chịu hơn. Cách sử dụng lô hội để chữa mề đay mẩn ngứa cũng khá đơn giản.
- Bạn chuẩn bị khoảng 1 – 2 lá nha đam lớn.
- Rửa sạch lá nha đam, để ráo nước sau đó cắt bỏ phần vỏ nha đam, cạo lấy nhựa nha đam.
- Vệ sinh vùng da bị ngứa, mề đay sau đó thoa gel nha đam nhẹ nhàng lên da để giảm cảm giác khó chịu do mề đay, mẩn ngứa.
Trên đây là một số bài thuốc Nam chữa mề đay, mẩn ngứa mà bạn có thể tham khảo. Mặc dù có nhiều ưu điểm như an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ tuy nhiên thời gian tác động của các phương pháp này thường chậm, ảnh hưởng của các cây thuốc Nam đối với cơ thể cũng tùy thuộc vào cơ địa và mức độ đáp ứng. Hi vọng một số thông tin trên có thể giúp bạn lựa chọn được những phương pháp phù hợp với mình. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Một số mẹo chữa mề đay khác bạn nên tham khảo:
Cập nhật lúc 10:06 - 03/10/2021
Chào các chuyên gia,
Mẹ em bị mẩn ngứa hết cả người hơn 1 năm nay mà dùng nhiều loại thước bôi uống đều k hết. Đi khám cũng k rõ bị sao. Hiện mẹ em đang lấy các loại lá sau: lá thiên lý, cây cỏ may,cây cỏ xước, lá khế chua, cây ngò gai. Sao vàng hạ thổ sắc uống. Ngày 3 lần. K biết có được không? Mong được các chuyên gia giúp đỡ tư vấn.
Trân thành cảm ơn!