Bà bầu bị nổi mẩn ngứa khắp người liệu có nguy hiểm không?
Bà bầu bị nổi mẩn ngứa khắp người thường không gây nguy hiểm nếu như được kiểm soát kịp thời. Do đó, các bà bầu nên hiểu về chứng ngứa ngáy, nổi mẩn khi mang thai.
Tìm hiểu bệnh mẩn ngứa ở bà bầu
Mẩn ngứa ở bà bầu là hiện tượng những nốt mẩn đỏ xuất hiện ở một số vùng da hoặc lan rộng toàn cơ thể, kèm theo ngứa ngáy khó chịu.
1. Nguyên nhân bà bầu bị nổi mẩn ngứa khắp người
Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nổi mẩn ngứa khắp người, có thể là nguyên nhân ngoài da hoặc bệnh lý bên trong, cụ thể:
- Sự thay đổi nội tiết tố do gia tăng estrogen làm da khô, gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ.
- Sự phát triển của em bé dẫn đến sự kéo căng làn da làm cho da bị ngứa, phát ban.
- Côn trùng cắn, lông động vật là một số tác nhân gây dị ứng nổi mẩn ngứa thường gặp.
- Một số hóa chất trong chất tẩy rửa, xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh trong sữa tắm có thể gây kích ứng da.
- Phấn hoa, thời tiết thay đổi thường gây dị ứng mẩn đỏ, ngứa ngáy, đặc biệt là vào ban đêm.
- Dược phẩm, thực phẩm như sữa, đậu phộng,…gây nổi mẩn ngứa.
- Căng thẳng và lo lắng khiến cơ thể sản sinh ra chất gây ngứa ngáy toàn thân.
- Ngoài ra các bệnh về da như viêm da bọng nước, viêm nang lônh thường xuất hiện trong thai kỳ gây nên mẩn ngứa, mụn nước.
- Chứng ứ mật thai kỳ thường xảy ra vào cuối thai kỳ, kích thích ngứa dữ dội và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, các mẹ bầu thường được khuyên phải sinh con sớm.
2. Triệu chứng bà bầu bị nổi mẩn ngứa khắp người
Để được điều trị tốt hơn thì các bà bầu nên phát hiện triệu chứng kịp thời. Tùy vào cơ địa mỗi người mà dấu hiệu sẽ khác nhau, tuy nhiên triệu chứng thường gặp là:
- Nốt hoặc kéo thành mảng mẩn đỏ xuất hiện trên một số bộ phận cơ thể rồi lan rộng ra những vùng da khác.
- Ngứa ngáy, đặc biệt dữ dội ở các vùng da bị kéo căng do thai nhi như ngực, bụng, đùi, mông.
- Da khô, có thể bị nổi mụn nhọt.
Trong đó chứng ứ mật thai kỳ ngoài triệu chứng ngứa ngáy (đặc biệt ở bàn tay, bàn chân) còn kèm theo nước tiểu sẫm màu, mệt mỏi, kiệt sức, mất cảm giác ngon miệng, đau góc bên phải bụng góc phần tư, trầm cảm,…
Bà bầu bị nổi mẩn ngứa khắp người có nguy hiểm không?
Mẩn ngứa trên người bình thường hay ở các mẹ bầu thường không gây nguy hiểm, thông thường sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp cần phải được can thiệp y tế kịp thời do xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Cụ thể các biến chứng đó là:
- Thở khò khè, thở dốc
- Đau họng, khó nuốt
- Mệt mỏi hoặc ngất xỉu
- Sưng lưỡi, môi, mắt
Hay bà bầu bị nổi mẩn ngứa khắp người do bệnh ứ mật thai kỳ làm gia tăng nguy cơ sinh non, thai chết lưu, suy thai, phân su trong nước ối. Hiện tượng phân su trong nước ối được đánh giá là nguy hiểm, bởi khi chuyển dạ nó sẽ sặc vào đường hô hấp thai nhi rồi gây viêm phổi cho bé sau khi chào đời.
Do đó, điều cần thiết để các mẹ và thai nhi an toàn là nên điều trị kịp thời để ngăn cản những biến chứng không mong muốn.
Cách điều trị nổi mẩn ngứa ở bà bầu
Để cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa ở bà bầu an toàn và hiệu quả, các mẹ bầu nên:
# Vệ sinh da sạch sẽ
- Thường xuyên tắm gội nhưng không nên tắm với nước quá nóng. Nước ấm vừa phải vừa làm sạch da, vừa không làm da khô. Đồng thời tránh ngâm mình quá lâu trong nước nóng sẽ làm tình trạng ngứa ngáy thêm tồi tệ.
- Hay bạn có thể tắm bằng một số lá thảo dược thiên nhiên như lá tía tô, lá khế, lá chè xanh,…có công dụng loại bỏ bỏ vi khuẩn, giảm viêm, giảm ngứa hiệu quả.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm, sữa tắm có độ Ph thích hợp cho mẹ bầu. Hoặc bạn có thể sử dụng bột yến mạch để dưỡng ẩm và cải thiện ngứa ngáy, nổi mẩn an toàn, lành tính.
- Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc quần áo quá chật hay làm bằng chất liệu dễ gây ngứa như len vì có thể gây kích ứng da.
- Hạn chế sử dụng những sản phẩm có chứa chất tẩy rửa, hóa chất như xà phòng, sữa tắm.
- Tránh sử dụng mỹ phẩm, đặc biệt là những mỹ phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, kém chất lượng, chứa chất gây hại cho da.
Tuyệt đối không gãi vì có thể làm lây lan mẩn ngứa, tổn thương da nghiêm trọng.
Bảo vệ da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và giữ ấm cho cơ thể khi trời lạnh.
# Vệ sinh môi trường sống
- Giữ vệ sinh môi trường sống bằng cách phát quang bụi rậm, dọn sạch chum, vại, tránh tù động nước để loại bỏ côn trùng tấn công.
- Hút bụi, dọn sạch lông chó mèo, ngăn ngừa phấn hoa.
# Cải thiện chế độ ăn uống
- Thường xuyên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E,…khoáng chất để cung cấp năng lượng, nâng cao sức đề kháng.
- Tránh ăn những thực phẩm dễ gây ngứa ngáy như hải sản, đậu phộng, sữa,…
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày để ngăn da khô, tăng cường thanh lọc, đào thải chất độc trong cơ thể.
- Không sử dụng rượu bia hay chất kích thích, điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi mà còn làm trầm trọng hơn tình trạng dị ứng.
Trong trường hợp, bà bầu bị nổi mẩn ngứa trong thai kỳ do chứng ứ mật thai kỳ thì cần được điều trị với bác sĩ có chuyên môn. Ursodeoxycholic Acid (UDCA) – một acid mật tự nhiên có công dụng giảm ngứa, tuy nhiên nên được bác sĩ chỉ định vì thuốc có thể gây tác dụng phụ là tiêu chảy. Ngoài ra, mẹ bầu bị ứ mật thai kỳ nên bổ sung vitamin K để tránh chứng rối loạn đông máu do bà bầu thường bị giảm vitamin K do bệnh lý gây nên. Nếu chứng bệnh nghiêm trọng thì bạn sẽ được chỉ định sinh sớm vào tuần thứ 37 của thai kỳ.
Yếu tố quan trọng để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi là bà bầu bị nổi mẩn ngứa khắp người nên được điều trị hiệu quả. Ngay khi phát hiện những triệu chứng thì bạn nên thăm khám ngay với bác sĩ có chuyên môn.
→ Có thể bạn quan tâm:
XEM THÊM
Cập nhật lúc 14:02 - 16/03/2019
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!