Các nguyên nhân gây ngứa da chớ nên xem thường
Hiểu được các nguyên nhân gây ngứa da là một cách giúp hạn chế những biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu trên da nhanh nhất. Ngứa da là hiện tượng khá phổ biến, tuy nhiên để xác định nguyên nhân gây ngứa da chính xác nhất vẫn còn là dấu chấm hỏi cho nhiều người bệnh trong giai đoạn hiện nay.
12 Nguyên nhân gây ngứa da – Chớ nên xem thường
Ngứa da là tình trạng khá thường gặp trên da với rất nhiều biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên ít ai biết rằng đằng sau đó có rất nhiều nguyên nhân và còn là biểu hiện của một số bệnh. Vậy nguyên nhân gây ngứa da là gì?
1. Do côn trùng đốt
Côn trùng chính là tác nhân hàng đầu gây nên triệu chứng ngứa da phổ biến nhất. Nếu không may bị chúng đốt sẽ có triệu chứng nổi mẩn đỏ, phồng rộp, nặng hơn có thể gây mưng mủ và lan rộng sang các vùng da lân cận, gây nhiễm trùng da. Do đó cần phải hết sức đề phòng với một số loại côn trùng có nọc như nhện, bọ cạp, kiến, muỗi, ong,…
Côn trùng đốt nguyên nhân gây ngứa da cần đề phòng
2. Mắc các bệnh về da
Nguy cơ mắc các bệnh về da liễu như vảy nến, nấm da, viêm da cơ địa, bệnh chàm, thủy đậu, bệnh ghẻ, phát ban có thể khiến cho da bị khô, ngứa, nổi mẩn bất thường,.. Nếu nghi ngờ mình có dấu hiệu của các bệnh trên thì nên thăm khám tại chuyên khoa da liễu để có phương pháp điều trị chính xác nhất.
3. Rối loạn thần kinh
Rối loạn thần kinh cũng được liệt vào một trong số những nguyên nhân gây ngứa da phổ biến ở nhiều người bệnh. Những bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh đó là bệnh tiểu đường, dây thần kinh bị chèn ép, bệnh đa xơ cứng và bệnh zona thần kinh…
4. Phản ứng kích thích và dị ứng da
Khi cơ thể tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, nước hoa, mỹ phẩm, len sợi đều có thể dẫn đến tình trạng kích thích da và phản ứng ngược ngay tức khắc. Nếu không ngăn chặn và điều trị kịp thời thì triệu chứng ngứa da này có thể kéo dài và lan rộng ra toàn thân.
5. Tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng nhiều các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, thuốc chống nấm da… có rất nhiều tác dụng phụ như buồn ngủ, phát ban, và đặc biệt có thể gây khô, ngứa da. Do đó khi sử dụng thuốc điều trị các căn bệnh khác nên tham khảo tác dụng phụ của từng loại thuốc và sử dụng đủ liều lượng và không nên lạm dụng.
6. Rối loạn nội tiết tố
Ở nữ giới khi mang thai các hormon estrogen điều tiết không theo quy trình nhất định khiến cho nội tiết tố bị rối loạn, các kháng thể cũng vì thế mà tự chống đối lẫn nhau biểu hiện qua tình trạng ngứa da. Đây là biểu hiện thường gặp nhất ở bà bầu. Ngứa da có thể xuất hiện ở bất cứ khu vực nào như đùi, ngực, bụng, cánh tay, cổ,.. Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 8% phụ nữ mắc bệnh viêm da trong giai đoạn thai kỳ.
7. Khô da
Yếu tố da khô chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thời tiết, khí hậu. Khí hậu thay đổi đột ngột, sử dụng điều hòa trong thời gian dài, sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa không phù hợp rất dễ gây khô da và dị ứng da. Tuy nhiên nếu bị ngứa da do da khô thì sẽ không có những biểu hiện rõ rệt. Cũng không có những nốt sẩn khác màu hoặc mụn đỏ, hay sự thay đổi màu trên da. Do đó cần phải hết sức chú ý bảo vệ làn da trước những ngày thời tiết thay đổi, sử dụng sữa tắm, dưỡng ẩm phù hợp với loại da.
Bên cạnh các nguyên nhân gây ngứa da trên cũng có một số tác nhân từ bên trong, chúng xuất hiện từ các bệnh lý gây rối loạn chức năng của các cơ quan ở bên trong cơ thể như: suy thận, bệnh gan, thiếu máu thiếu sắt, rối loạn tuyến giáp hoặc ung thư, cũng chính là nguyên nhân gây ngứa da phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên ở các nguyên nhân này người bệnh phải hết sức chú ý. Cụ thể như sau:
8. Suy thận
Một trong số những bệnh nội thương thì suy thận kinh niên là căn bệnh hay gây ra tình trạng ngứa da nhất. Theo các thông kê mới đây thì có đến 89% số người suy thận phải áp dụng phương pháp lọc thận để hạn chế ngứa da. Thông thường các triệu chứng này nặng hơn vào mùa hè.
9. Các bệnh về gan
Có rất nhiều giai đoạn của bệnh gan nhưng chứng ngứa da thường gặp chủ yếu ở giai đoạn tắc nghẽn và gây ứ đọng mật. Đây được xem là nguyên nhân thứ 2 sau bệnh suy thận kinh niên gây nên tình trạng ngứa da dữ dội nhất.
10. Thừa Hemoglobin trong máu
Thừa Hemoglobin trong máu là cơ chế sản xuất quá nhiều chất Hemoglobin và hồng cầu cùng lưu thông trong máu, khiến máu đặc hơn bình thường. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra khoảng 14-52% bệnh nhân mắc bệnh thừa Hemoglobin trong máu bị ngứa ngáy nhất là khi thời tiết nóng nực, hoặc bệnh nhân tắm với nước nóng.
11. Mắc bệnh cường tuyến giáp trạng
Các bác sĩ đầu ngành cho biết có khoảng 5% những người bị bệnh cường tuyến giáp trạng gặp phải triệu chứng ngứa da dữ dội. Tình trạng ngứa sẽ giảm dần khi bệnh được chữa trị và kiểm soát kịp thời.
12. Ung thư Hodgkin
Là một dạng ung thư nổi hạch ở khắp nơi trong cơ thể, người bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Theo kết quả báo cáo gần đây cho thấy có khoảng 15% những người bị bệnh ung thư Hodgkin có triệu chứng ngứa da.
Có thể bạn chưa biết: Bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là bệnh gì?
Một số lưu ý khi mắc bệnh ngứa da
Ngứa da thông thường không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng về lâu dài bệnh lại có nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm da, nhiễm trùng, bội nhiễm,… Do đó việc ngăn ngừa và phòng tránh ngứa da từ các tác động bên ngoài là điều rất cần thiết.
– Vệ sinh:
+ Giữ gìn vệ sinh cơ thể, môi trường sống. Thường xuyên sử dụng thuốc khống chế côn trùng, xua đuổi côn trùng gây hại.
+ Hạn chế tiếp xúc hay ngủ với chó, mèo. Các côn trùng, vi khuẩn khu trú trên cơ thể chó mèo có thể khiến cho da bị ngứa.
+ Luôn vệ sinh giường, chiếu, quần áo sạch sẽ.
+ Tủ quần áo nên đặt ở nơi ít bụi, tránh mở nhiều để bụi bặm, không khí nhiễm khuẩn xâm nhập vào.
+ Xử lý các rác thải hợp vệ sinh, không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
– Cân bằng dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt:
+ Nên cung cấp đủ lượng vitamin C, E cần thiết đối với cơ thể bằng các loại rau quả tự nhiên. Tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn ôi, thiu, nhiễm bẩn…
+ Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 2 lít nước.
+ Rèn luyện cơ thể bằng những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với cơ thể. Luyện tập cơ thể cũng là cách tăng cường hệ miễn dịch tốt nhất đối với người mắc bệnh về da.
+ Duy trì độ ẩm phù hợp vào từng mùa khác nhau. Đối với những người có làn da nhạy cảm thì không nên để cơ thể nhiễm lạnh, mặc quần áo thoáng, dễ thấm hút mồ hôi.
+ Hóa chất là 1 trong những nguyên nhân gây ngứa da và rất nhiều bệnh phổ biến trên da. Tùy vào từng cơ địa mà chúng thường có phản ứng khác nhau. Do đó nên hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất trực tiếp lên da, và nên thử trước khi muốn sử dụng.
Các chuyên gia da liễu khuyến cáo ngứa da không chỉ là triệu chứng đơn giản thường gặp mà nó còn là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Nếu người bệnh chỉ mới ngứa vài ba ngày, và trên da không thấy có gì lạ, không có triệu chứng gì bất thường về sức khỏe, thì không đáng lo ngại bởi nguyên nhân gây ngứa da chỉ là do bị côn trùng cắn hay dị ứng tiếp xúc từ các tác nhân bên ngoài môi trường… Tuy nhiên, nếu ngứa da xuất hiện kèm theo các biểu hiện bất thường như cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt… Thì người bệnh cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để xác định nguyên nhân chính xác và có phương hướng điều trị hiệu quả nhất.
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:
Cập nhật lúc 11:40 - 02/05/2018
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!