Nổi mụn nước ngứa ở tay: Dấu hiệu thường gặp nhưng ít người biết

Nổi mụn nước ngứa ở tay là vấn đề ngoài da thường gặp nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả.

nổi mụn nước ngứa ở tay
Nổi mụn nước ngứa ở tay là bệnh phổ biến ở nhiều người

Nguyên nhân nổi mụn nước ngứa ở tay là gì?

Mụn nước là những túi nhỏ bằng hạt gạo, chứa đầy dịch thường xuất hiện trên da, đặc biệt là chân tay sau khi da bị tổn thương hoặc dị ứng. Mức độ ngứa, nóng rát của các mụn nước này sẽ khác nhau, nhưng đều sẽ khô và biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, hiện tượng nổi mụn nước ngứa ở tay lại dễ tái phát, lây lan và gây mất thẩm mĩ.

Có nhiều nguyên nhân khiến tay nổi mụn nước rất ngứa như:

  • Viêm da tiếp xúc là bệnh xuất hiện khi da phản ứng với những chất gây dị ứng như cao su, cây thường xuân, chất kích thích hoặc hóa chất như thuốc trừ sâu,… biểu hiện của bệnh là những nốt mụn rộp nước, gây đỏ và viêm da.
  • Bỏng trong trường hợp nghiêm trọng do bỏng nhiệt, bỏng hóa chất, thậm cháy nắng cũng có thể làm nổi mụn nước ngứa ở cánh tay, bàn tay, ngón tay.
  • Chàm dị ứng là tình trạng dị ứng da nặng gây ra bởi những chất gây dị ứng. Gây nên những mụn nước, ngứa trên tay, chân.
  • Bệnh thủy đậu có thể gây nổi mụn nước ngứa ở tay khi nhiễm trùng virus gây thủy đậu. Một vài trường hợp nhận thấy mụn nước không ngứa.
  • Một số bệnh nhiễm trùng cũng là nguyên nhân gây nổi mụn nước ngứa ở tay như chốc lở, bệnh zona, nhiễm trùng da,…
  • Viêm quầng do vi khuẩn Streptococcus gây nên cũng có thể là nguyên nhân nổi mụn nước ngứa ở tay.
  • Ngoài ra nổi mụn nước ngứa ở cánh tay, nguyên nhân có thể là do một số bệnh hiếm gặp như ly thượng bì bóng nước, bệnh ma cà rồng, viêm da dạng éc-pét, Pemphigus.

Dấu hiệu thường khi nổi mụn nước ngứa ở tay

Nổi mụn nước ngứa ở tay có triệu chứng theo từng giai đoạn phát triển. Cụ thể:

  • Vào giai đoạn đầu, bạn sẽ thấy làn da ngứa ngáy, sau khi gãi sẽ làm xuất hiện các mảng da màu đỏ cộm lên. Đồng thời còn có những nốt bé li ti trên lớp biểu bì bên dưới da.
  • Khoảng 3 – 5 ngày sau, mụn nước ngứa dần xuất hiện, to và ngày càng nhiều lên.
  • Khi không chữa trị kịp thời hoặc gãi, cào làm mụn nước vỡ ra, chảy dịch gây viêm nhiễm sang vùng da lân cận, mưng mủ. Mụn nước lây lan khiến dấu hiệu ngứa không thuyên giảm.

Nổi mụn nước ngứa ở tay có thể kéo dài trong vài ngày, vài tuần, tự bong tróc rồi biến mất nhưng tái phát thành nhiều đợt dai dẳng. Thậm chí nhiều trường hợp bệnh còn chuyển sang mãn tính như bệnh chàm.

Cách điều trị nổi mụn nước ngứa ở tay

Điều trị tình trạng nổi mụn nước ngứa ở tay có nhiều cách như dùng thuốc tây y hoặc đông y, chăm sóc, cải thiện từ chế độ ăn uống, sinh hoạt.

1. Thuốc chữa nổi mụn nước ngứa ở tay

Có một số loại thuốc thường được dùng để hỗ trợ điều trị triệu chứng ngứa khi nổi mụn nước. Tuy nhiên, để điều trị có hiệu quả thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn.

  • Thuốc mỡ bôi tại chỗ có công dụng kháng viêm mạnh điển hình như Dermovate, Eumovate, Flucinar, Lorinden,…
  • Dung dịch bôi ngoài có công dụng sát khuẩn, giảm ngứa và chống bội nhiễm như metylen 1%, Rivanol 1%, thuốc tím gentian 1%, Jarish.
  • Thuốc uống thường được sử dụng trong trường hợp bội nhiễm, để ức chế sự hình thành histamin – nguyên nhân gây ngứa. Một số thuốc phổ biến gồm Citirizin, Telfast, Loratadin,…

2. Chữa nổi mụn nước ngứa ở tay bằng bài thuốc đông y

So với các thuốc tây thì thì bài thuốc đông y chữa mụn nước ngứa ở tay được áp dụng nhiều vì lành tính, ít tác dụng phụ:

  • Bài thuốc 1: sắc cỏ mực, ké đầu ngựa, kinh giới, ý dĩ, sinh địa, ích mẫu mỗi thứ 16g, hoàng bá và tỳ giải 12g. Chia làm nước uống mỗi ngày 3 lần.
  • Bài thuốc 2: sắc kinh giới, sinh địa mỗi thứ 16g, xuyên khung, bạch thược, đương quy, liên kiều, hoàng bá, thương truật mỗi thứ 12g thành nước uống 3 lần mỗi ngày.
Chữa nổi mụn nước ngứa ở tay
Đông y thường được chọn để chữa nổi mụn nước ngứa ở tay

3. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khi nổi mụn nước ngứa ở tay

Song song với việc điều trị nổi mụn nước ngứa ở tay bằng thuốc, người bệnh nên chú ý những vấn đề về chế độ ăn uống, chăm sóc để đạt được hiệu quả điều trị tại nhà tốt hơn.

  • Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất thông qua những thực phẩm. Tuy nhiên nên thận trọng với những loại thực phẩm giàu protein, chất béo như hải sản, đường, sữa,…trong trường hợp bị phù nề thì bạn hãy giảm những thực phẩm chứa nhiều nước như súp, chanh,…
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất dễ gây kích ứng như dầu gội, xà phòng, sữa tắm,… Nhưng nên giữ cơ thể sạch sẽ bằng cách vệ sinh với nước sạch.
  • Tập thể dục để nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch và bài tiết mồ hôi.
  • Giữ chân tay luôn khô ráo.

Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nổi mụn nước ngứa ở tay có thể gây nên khó khăn trong sinh hoạt, lại dễ tái phát do đó bạn hãy có cách điều trị hợp lý và ngăn ngừa bệnh quay lại.

Tìm hiểu thêm:

2/5 - (1 bình chọn)

XEM THÊM

Cập nhật lúc 13:45 - 06/02/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Bà bầu bị ngứa ở tay chân đùi tháng thứ 7 phải làm sao? [CHUYÊN GIA TƯ VẤN]

Ngứa râm ran ở lòng bàn tay và bàn chân là bị gì? Có nguy hiểm không?[ [CHUYÊN GIA CHỈ DẪN]

Các loại bệnh ngoài da gây ngứa thường gặp

Ngứa lòng bàn tay bàn chân là bệnh gì ?

Những căn bệnh gây ngứa châm chích toàn thân chớ nên xem thường [CẢNH GIÁC]

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa khắp người liệu có nguy hiểm không?

Ngứa toàn thân vào ban đêm: Dấu hiệu cảnh báo 7 căn bệnh [ĐỌC NGAY KẺO LỠ]

Nổi mụn nước ngứa ở tay: Dấu hiệu thường gặp nhưng ít người biết

Bị ngứa bìu tinh hoàn là bị gì? Làm gì khi bị ngứa bìu?

Bị ngứa da đối xứng có phải mề đay? Có nguy hiểm không? [CHUYÊN GIA] giải đáp

Ẩn