Bé nổi mẩn đỏ quanh miệng và những điều mẹ cần phải biết

Các chuyên gia khuyên rằng nếu bé nổi mẩn đỏ quanh miệng kèm theo hiện tượng sốt, đau rát, sưng tấy và các vết mẩn đỏ ngày càng lan rộng thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, tránh để bệnh ngày càng nghiêm trọng gây khó khăn trong việc chữa trị. Vậy bé nổi mẩn đỏ quanh miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Mẹ cần lưu ý điều gì trong việc chăm sóc trẻ?

Bé nổi mẩn đỏ quanh miệng và những điều mẹ cần phải biết

Đi tìm nguyên nhân khiến bé nổi mẩn đỏ quanh miệng

1- Viêm miệng Herpes

Là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, do virut Herpes gây ra. Thời kỳ ủ bệnh khoảng 3-5 ngày. Trẻ thường sốt cao, có lúc đến 40 độ C, quấy khóc, thỉnh thoảng có nôn. Tại niêm mạc miệng xuất hiện những bọng nước nhỏ, sau đó bọng nước sẽ vỡ ra và loét thành nốt có kích thước từ 1-3mm. Toàn bộ niêm mạc miệng và lợi trẻ sưng tấy, viêm đỏ. Trẻ có thể bị lây nhiễm từ bên ngoài vào, gây nên nhiễm khuẩn vùng miệng. Cũng có thể bị lây từ mẹ do mẹ bị loét âm đạo vì Herpes.

Bệnh gây sốt cao nên thường phải truyền dịch để duy trì điện giải cho cơ thể trẻ, ngoài ra nếu vết loét sưng và đau phải sử dụng thuốc tê tại chỗ, thuốc giảm đau toàn thân, kết hợp với thuốc mỡ kháng virus và thuốc kháng viêm tại chỗ, bệnh thường khỏi sau 7-10 ngày.

2- Viêm miệng đỏ

Bệnh xảy ra do một số vi khuẩn tại chỗ hoặc thứ phát của một số bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, nhiễm khuẩn, sốt phát ban… hoặc do từ tưa lưỡi ở trẻ non yếu, sức đề kháng kém nên có nhiễm khuẩn thêm và bệnh nếu nhẹ thì tiến triển thành nặng. Biểu hiện ban đầu chính là quanh miệng trẻ bắt đầu xuất hiện các nốt ban đỏ tràn lan hoặc bên trong niêm mạc miệng, khu trú từng vùng ở miệng, lưỡi, lợi, trong môi và xung quanh vùng má.

Miệng trẻ xuất hiện nốt ban đỏ lan tràn khắp niêm mạc miệng, hoặc khu trú từng vùng ở miệng, lưỡi, lợi, môi và quanh phía trong má. Phía ngoài là một lớp màng trắng đóng thành mảng, lau đi thấy rõ niêm mạc phía trong đỏ và khô. Trẻ có cảm giác khô, nóng ở miệng, khó chịu không bú được do đau, nếu bội nhiễm trực khuẩn mủ xanh thì vùng miệng có thể bị loét từng mảng và gây hoại tử miệng.

Bé nổi mẩn đỏ quanh miệng và những điều mẹ cần phải biết

3- Viêm miệng do nấm

Loại nấm gây viêm miệng ở trẻ em thường gặp là Candida Albican, nấm sẽ phát triển thuận lợi khi môi trường miệng thay đổi có thể do dùng nhiều kháng sinh, do chứng khô miệng. Viêm miệng do nấm là bệnh rất hay gặp ở trẻ em mà dân gian quen gọi là tưa miệng. Đó là những mảng trắng bám dày dính trên niêm mạc lưỡi, niêm mạc môi, má, những mảng này khi bóc đi để lại lớp niêm mạc trợt chảy máu.

Bình thường tưa miệng hay xảy ra ở những trẻ yếu, nhất là những trẻ đẻ thiếu tháng, ở những trẻ mà người mẹ bị nấm âm đạo, nên trẻ sẽ bị nấm ngay sau khi sinh. Có thể nguồn nhiễm khuẩn còn từ đầu vú cao su, các dụng cụ pha sữa và kể cả khi cho trẻ bú xong, cặn sữa ứ đọng không lau sạch để lưu cữu trong miệng hằng ngày, môi trường đường miệng lên men chua thích hợp cho nấm phát triển. T

Cần xác định rõ nguyên nhân gây viêm miệng và điều trị triệt để bằng các thuốc đặc hiệu, ngoài ra chú ý đến vấn đề vệ sinh miệng cho trẻ bằng các loại thuốc được kê đơn như glycerin, borat, uống thêm vitamin C, B1 và PP, uống nistatin nếu là nấm.

Bé nổi mẩn đỏ quanh miệng và những điều mẹ cần phải biết

4- Viêm miệng hoại tử

Có thể gây loét hoại thư má và cả xương hàm. Bệnh này hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ 2-3 tuổi chưa biết tự chăm sóc răng miệng và người mẹ chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ. Bé nổi mẩn đỏ quanh miệng có thể xảy ra sau khi trẻ mắc bệnh do virus như sởi, vệ sinh răng miệng cho trẻ không đúng cách,… Các biến chứng này thường xảy ra ở trẻ có đề kháng yếu, thể trạng suy nhược. Hiện nay, việc điều trị dựa trên kháng sinh nên việc phát hiện và điều trị bệnh đúng lúc thường ít để lại biến chứng.

Ngoài ra, chứng nổi mẩn đỏ quanh miệng ở trẻ còn do một số nguyên nhân khác như:

Do thói quen xấu: Ở trẻ nhỏ thường hay có thói quen liếm môi, mút ngón tay, chà xát vùng da quanh miệng điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và làm vùng da quanh miệng bé bị rộp đỏ, ngứa ngáy khó chịu.

Bé mọc răng: Khi bé chuẩn bị mọc răng thường chảy nhiều nước dãi, sưng lợi và có thể xuất hiện các nốt đỏ quanh vùng miệng bên ngoài.

Bé bị dị ứng thực phẩm: Bé bị dị ứng khi ăn phải các thực phẩm không phù hợp với cơ thể hoặc do loại sữa đang sử dụng không hợp cũng sẽ gây ra tình trạng bé nổi nốt đỏ quanh miệng.

Bé nổi mẩn đỏ quanh miệng và những điều mẹ cần phải biết

Khi bé nổi nốt đỏ quanh miệng cha mẹ nên làm gì?

Khi thấy quanh vùng môi, miệng của bé bắt đầu xuất hiện những nốt đỏ khiến bé cảm thấy ngứa, đau rát và thậm chí sưng tấy. Đặc biệt những đợt mụn rộp đầu tiên có thể gây ngứa ngáy, đau rát và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ, do đó các mẹ nên có biện pháp chăm sóc phù hợp.

– Chú ý chế độ ăn uống khi bé bị nổi nốt đỏ quanh miệng: Lúc này, trong thực đơn hàng ngày của trẻ, mẹ nên tránh những thực phẩm chứa nhiều acid như cam, chanh hay những loại hoa quả nóng như vải, xoài, nhãn. Đồng thời tăng cường cho bé ăn nhiều rau xanh, bổ sung chất xơ thông qua rau củ quả. Trong thời gian cho con bú, mẹ không nên ăn những thức ăn có khả năng gây dị ứng cao như hải sản, đậu phộng. Ngoài ra, nếu thấy con mình đang bị nổi mẩn đỏ, mẹ cũng nên hạn chế ăn thức ăn quá mặn.

– Với những trẻ bú mẹ hoặc bú bình thì sau mỗi bữa ăn, cần lau sạch miệng cho trẻ bằng miếng gạc mềm nhúng nước đun sôi để nguội quấn nhẹ vào đầu ngón tay út khua nhẹ khắp trong miệng trẻ và những ngóc ngách của miệng. Ngoài ra, các mẹ cũng nên lưu ý thường xuyên vệ sinh bình đựng sữa, đồ dùng pha sữa bằng cách tráng qua bằng nước sôi. Trường hợp trẻ bị tưa miệng quá nhiều thì mẹ nên lau miệng cho trẻ bằng mật ong vì mật ong có tính sát khuẩn và kháng nấm rất tốt sau đó lau lại bằng nước đun sôi để nguội.

Bé nổi mẩn đỏ quanh miệng và những điều mẹ cần phải biết

– Với trẻ lớn hơn, khoảng 2-3 tuổi, tập cho trẻ có thói quen súc miệng sau mỗi bữa ăn, vẫn lau miệng cho trẻ bằng cách như trên, hoặc súc miệng bằng nước muối pha loãng. Tối và sáng ngủ dậy cần súc miệng kỹ hơn, nhất là với những trẻ thích ăn đồ ngọt. Trẻ đã mọc răng thì tập cho trẻ có thói quen đánh răng hằng ngày, như vậy vừa tránh được viêm miệng vừa tránh được các bệnh răng.

– Khi trẻ bị mắc các bệnh như sởi, thì hằng ngày phải vệ sinh tốt miệng và cơ thể, dùng khăn nhúng nước ấm lau người trẻ cho sạch mồ hôi và chất nhờn trên da trẻ, lau miệng cho trẻ như trên. Không kiêng khem quá mức và cần tiêm chủng vaccin phòng bệnh sởi cho trẻ đầy đủ.

Tình trạng bé nổi mẩn đỏ quanh miệng rất phổ biến, nhất là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, các mẹ nên trang bị những kiến thức tổng quát về căn bệnh này để có cách ngăn ngừa và điều trị bệnh một cách tốt nhất.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 14:40 - 02/05/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người là bị gì ?

Bất ngờ rau muống có thể chữa rôm sảy, mẩn ngứa

Bất ngờ với công dụng trị mẩn ngứa của cây cỏ sữa lá nhỏ

Nổi mẩn đỏ ngứa ở háng: Căn bệnh nam giới thường mắc

Nổi mẩn ngứa da mặt nên uống thuốc gì

Nổi mẩn ngứa ở bìu dấu hiệu của bệnh nguy hiểm

Cách chữa nổi mẩn ngứa khi mang thai không cần thuốc

Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh phát ban nổi mẩn ngứa hiệu quả

Các cách chữa mẩn ngứa có thể bạn chưa biết

Hiện tượng nổi mẩn ngứa ở tay là bệnh gì?

Ẩn