Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục nên làm gì?

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục có thể do hiện tượng hăm tã hoặc do trẻ tiếp xúc với một số chất có khả năng gây kích ứng. Tuy nhiên ở gia đình có con nhỏ, thì đây là vấn đề khiến cho các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng khi gặp phải. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin tổng hợp một số kiến thức cơ bản để các bậc phụ huynh lưu ý để từ đó có giải pháp khắc phục phù hợp nhất.

Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục nên làm gì?

Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục, bố mẹ phải làm gì?

1- Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục, nhưng chủ yếu nhất vẫn là do hăm tã. Tình trạng quấn tã quá chặt, quá lâu hay sự cọ xát tã vào da của bé khiến làn da bị tổn thương, gây đau đớn, khó chịu.

Có rất nhiều tác nhân gây hăm tã hoặc làm tình trạng mẩn đỏ ở trẻ ngày càng nghiêm trọng hơn, cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

+ Nước tiểu và phân của bé khi thấm vào tã mà cha mẹ không biết hoặc quên không thay tã ngay cho con sẽ phân tán vào da. Từ đó các vi khuẩn, chất kích ứng da có trong phân, nước tiểu sẽ làm cho da bé bị tổn thương, gây mẩn đỏ.

+ Bé vận động nhiều dẫn đến vùng da ở các vùng bẹn, nếp gấp mồ hôi nhiều, khó thấm hút nên khiến da ở những vùng này trở nên nhăn nheo, dễ bị kích ứng hơn.

Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục nên làm gì?

+ Sự cọ xát do mặc quần áo, đóng tã bỉm hay chỉ là lúc cọ xát khi tắm rửa cho bé cũng khiến làn da bé bị tổn thương, kích ứng và gây nên các nốt mẩn đỏ.

+ Khi bị hăm tã càng tạo điều kiện cho nấm Candida có cơ hội phát triển. Từ đó khiến các nốt mẩn đỏ ngày càng nghiêm trọng hơn.

2- Cần làm gì khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục

Nếu trẻ nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục do hăm tã thì các bậc cha mẹ cần thực hiện các biện pháp chăm sóc hợp lý để giảm triệu chứng này. Đồng thời nhanh chóng đẩy lùi các vết nổi mẩn đỏ để trẻ phát triển tốt nhất.

  • Vệ sinh vùng mông, vùng kín cho bé mỗi khi đi tiểu tiện, đại tiện. Sau đó dùng khăn bông mềm lau khô nhẹ nhàng.
  • Lựa chọn loại tã có chất liệu mềm mại, thấm hút tốt và phù hợp với cơ thể bé. Theo đó bạn cần chú ý đến cân nặng cũng như vóc dáng của trẻ để thay tã có kích cỡ phù hợp.
  • Thay tã cho trẻ thường xuyên để luôn đảm bảo vùng da được khô thoáng. Đồng thời quấn tã vừa phải, không quấn quá chật.
  • Trước khi quấn tã cần vệ sinh vùng da sạch và khô thoáng. Tránh đóng tã khi vùng da còn ẩm ướt.
  • Không nên quá lạm dụng phấn rôm vì dễ gây bít lỗ chân lông.
  • Những loại phấn thơm hay các sản phẩm có chất tạo màu, tạo mùi cần hạn chế sử dụng vì dễ gây kích ứng da.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hay bất cứ loại kem nào thoa cho bé khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng các loại kem chống hăm cho bé

Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục nên làm gì?

Ngoài những cách chăm sóc kể trên khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục do hăm tã cha mẹ cần lựa chọn và sử dụng loại kem điều trị và chống hăm cho bé. Một số loại kem phổ biến như kem chống hăm A+D, kem chống hăm Sudo, kem chống hăm Sanosan, kem chống hăm Bepanthen, kem chống hăm Desitin,…

Mỗi loại kem chống hăm đều có những ưu và nhược điểm riêng. Theo đó bạn cần đọc kỹ thành phần để chắc chắn rằng loại kem này an toàn cho bé. Đồng thời nên sử dụng trên vùng da nhỏ trước để xem bé có bị kích ứng da hay không rồi mới thoa trên toàn bộ vùng da bị hăm. Một lưu ý quan trọng là trước khi sử dụng bất cứ loại kem chống hăm nào đều phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng hiệu quả và tốt nhất. Pour cette raison, beaucoup de gens decident https://asgg.fr/ de se tourner vers les generiques.

Biện pháp phòng ngừa trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục

Cho trẻ ngủ đủ giấc, giúp duy trì giấc ngủ bình thường và ổn định tâm lý trẻ vì stress cũng là một nguyên nhân dẫn đến thói quen gãi ngứa ở trẻ.

Để tránh cho bé không bị mẩn đỏ, các mẹ nên thực hiện những điều sau:

  • Luôn đảm bảo vệ sinh da cho trẻ luôn sạch sẽ.
  • Quần áo của các trẻ phải rộng rãi, nên làm bằng chất liệu mềm mại, nên sử dụng cho trẻ loại quần áo thấm mồ hôi.
  • Tránh để cơ thể trẻ bị nắng, gió tấn công.
  • Không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương.
  • Khi trẻ đã bị mẩn ngứa, mẹ nên nên cho trẻ ăn chế độ nhạt để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể.
  • Mẹ cũng lưu ý chỉ nên dùng dầu thực vật vì có thể tăng thêm axit béo không bão hòa, giảm bớt phát sinh mẩn ngứa cho trẻ.
  • Nên tránh dùng chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng, cồn, và các sản phẩm chăm sóc da cho con vì chúng sẽ làm mẩn ngứa nặng thêm.
  • Không đắp chăn quá cho trẻ quá dày vì sẽ gây ngứa, cũng không nên dùng chăn len, không nên mặc áo len cho trẻ.
  • Cắt móng tay cho trẻ, mang bao tay, tất ban đêm để tránh tổn thương da do gãi ngứa.
  • Không cho trẻ chơi dưới đất, không chơi với súc vật hay thú nhồi bông.
  • Tránh cho trẻ ăn những thức ăn dị ứng.
  • Dưỡng ẩm ngoài da theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, các mẹ lưu ý không pha trộn hay bôi cùng với chất làm ẩm vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.

Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục nên làm gì?

Lưu ý: Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh da liễu các mẹ không được tự ý mua thuốc và bôi cho con mà hãy gọi điện nhờ bác sĩ tư vấn hoặc đưa con đi thăm khám để xin lời khuyên và đơn thuốc phù hợp nhé. Vì mỗi bé có một nguyên nhân dẫn đến nổi mẩn đỏ khác nhau, cơ thể mỗi bé cũng khác nhau và da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm nên đôi khi thuốc này chữa khỏi cho bé kia nhưng lại có thể gây dị ứng nặng hơn cho bé này, cha mẹ nên lưu ý điều này. Ngoài ra cha mẹ nên tìm hiểu về sự kích ứng của trẻ đối với các thực phẩm gây dị ứng cho trẻ, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua hoặc những thức ăn tanh, vì những thực phẩm này là nhân tố có thể tấn công trẻ bất kỳ lúc nào, nhất là khi có sự hỗ trợ tích cực của thời tiết. Đối với những bà mẹ đang cho con bú, cũng cần lưu ý kiêng các loại thức ăn có khả năng gây dị ứng cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục là hiện tượng khá phổ biến nhưng nếu không được khắc phục kịp thời sẽ khiến cho trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Nghiêm trọng hơn, bệnh làm ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của trẻ, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 13:51 - 06/05/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người là bị gì ?

Bất ngờ rau muống có thể chữa rôm sảy, mẩn ngứa

Bất ngờ với công dụng trị mẩn ngứa của cây cỏ sữa lá nhỏ

Nổi mẩn đỏ ngứa ở háng: Căn bệnh nam giới thường mắc

Nổi mẩn ngứa da mặt nên uống thuốc gì

Nổi mẩn ngứa ở bìu dấu hiệu của bệnh nguy hiểm

Cách chữa nổi mẩn ngứa khi mang thai không cần thuốc

Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh phát ban nổi mẩn ngứa hiệu quả

Các cách chữa mẩn ngứa có thể bạn chưa biết

Hiện tượng nổi mẩn ngứa ở tay là bệnh gì?

Ẩn