Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người là bị gì ?
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người là bị gì ? Nhiều mẹ thắc mắc và vô cùng lo lắng khi thấy bé yêu của mình bị nổi mẩn đỏ khắp người. Đây có thể là một hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh viêm da mà mẹ cần cảnh giác.
Trẻ sơ sinh thường có làn da nhạy cảm và yếu ớt nên dễ xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường, chẳng hạn như các nốt mẩn đỏ trên da. Các mẩn đỏ này có thể mọc rải rác hoặc tập trung thành đám trên da, chủ yếu là vùng da ở hai bên má, đầu, mặt, toàn thân. Tùy theo nguyên nhân mà có trẻ còn kèm theo nhiều triệu chứng khác nhưng cũng có trẻ chỉ bị nổi mẩn đỏ mà không có các biểu hiện bất thường đi kèm.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người là bị gì ?
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người có thể là do các nguyên nhân sau đây:
1- Bé bị nổi phát ban
Từ lúc mới sinh ra, làn da của trẻ sơ sinh có thể xuất hiện một vài mảng đỏ giống như nốt muỗi đốt, đầu có mủ hoặc nước. Các nốt này không gây đau và sẽ tự mất đi sau hơn 1 tuần nên các vị phụ huynh không cần quá lo lắng và tuyệt đối không được nặn gây tổn thương làn da non nớt của bé.
2- Mụn kê, mụn sữa
Với các bé sơ sinh sau khoảng 3 tuần tuổi thường hay có hiện tượng nổi mẩn đỏ được gọi là mụn kê, mụn sữa. Nguyên nhân là do hormone của trẻ nhận được từ mẹ hoặc trẻ bị phì đại tuyến nên nổi các mụn nhỏ li ti như mụn trứng cá ở người lớn. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài tuần cho đến vài tháng và sẽ tự mất đi mà không cần hỗ trợ điều trị nha các mẹ. Tuy nhiên, nếu cha mẹ thấy hơn 3 tháng mà các dấu hiệu này vẫn chưa mất đi thì nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa hoặc da liễu để điều trị nhé.
3- Chàm sữa, lác sữa
Hiện tượng mẩn đỏ ở những trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi có thể là do chàm sữa, lác sữa. Đây là hiện tượng chàm cơ địa xuất hiện ở mặt và có thể lan dần ra toàn bộ cơ thể của bé. Ban đầu, trẻ bị nổi các mẩn đỏ nhỏ li ti, sau đó chuyển thành các mụn nước rồi khô nứt, chảy nước, kết vảy. Chúng có thể khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, gãi hoặc cọ xát làm rách da và chảy máu. Bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ được 3 tuổi nhưng nếu không chăm sóc kỹ rất dễ tái phát.
Để trẻ nhanh khỏi bệnh, cha mẹ có thể áp dụng:
4- Trẻ sơ sinh bị rôm sảy
Vào mùa nóng, trẻ sơ sinh thường hay bị nổi rôm sảy là nốt mẩn đỏ ở vùng lưng, ngực, đầu, vai, bắp tay, bắp chân… Các đốm này có màu hồng, hơi cứng và có thể có nước hoặc không. Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy là do mồ hôi đọng lại trong lỗ chân lông trên da bé gây bí tắc và tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và tạo thành rôm sảy. Ngoài ra, nếu mẹ cho bé ăn nhiều thực phẩm có tính nhiệt cũng khiến trẻ dễ bị rôm sảy.
Mách nhỏ các mẹ:
5- Hăm tã ở trẻ
Cha mẹ đóng tã chặt mà lại không vệ sinh sạch sẽ cho bé khiến mồ hôi, nước tiểu, sữa, thức ăn đọng bám vào sẽ khiến vi khuẩn trú ngụ và dẫn đến hiện tượng hăm tã ở trẻ. Trẻ bị hăm tã bị nổi mẩn ở vùng cổ, nách, háng khiến làn da bé bị căng tức, đau rát và khó chịu.
6- Dị ứng ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có cơ địa dị ứng, nhạy cảm với một số yếu tố gây dị ứng như thức ăn, len dạ, lông thú, phấn hoa, thời tiết… cũng có khả năng bị nổi mẩn đỏ khắp người. Triệu chứng dễ nhận biết là trẻ bị nổi các mẩn đỏ như hạt gạo, sau đó chuyển thành từng đám mày đay. Các nốt mụn này có thể chuyển thành mụn nước và nếu gãy sẽ vỡ ra, chảy dịch vàng và để lại sẹo. In real money games, one must be given a https://clickmiamibeach.com/ certain amount of money to start, either from the site or their wallet. Một số trẻ phản ứng dữ dội với các tác nhân dị ứng có thể kèm theo hiện tượng phù, khó thở… Khi trẻ lớn, sức đề kháng tốt hơn thì tình trạng này sẽ được cải thiện.
Các mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Cập nhật lúc 01:33 - 08/07/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!