Hướng dẫn cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không

Chàm sữa rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Bé bị chàm sữa gây ngứa rát nên thường dùng tay dụi cào vết chàm khiến các mẹ cảm thấy rất sót và lo lắng. Nếu bé nhà bạn cũng đang gặp phải tình trạng này thì tham khảo và làm theo hướng dẫn cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không cho trẻ dưới đây nhé.

Lá trầu không rất quen thuộc trong văn hóa cổ truyền của dân tộc. Ngoài ra, dân gian xem lá trầu như một vị thảo dược có khả năng chữa được rất nhiều bệnh. Trong y học cổ truyền, lá trầu không được cho là có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm với tác dụng trừ phong, sát trùng, diệt khuẩn, tiêu viêm, được dùng để sát khuẩn cho vết thương, chữa đau nhức đầu do thời tiết thay đổi, viêm họng, cảm cúm, bệnh phổi, táo bón…

Đặc biệt, lá trầu không được sử dụng phổ biến để chữa các chứng bệnh ngoài da như chữa lở loét mụn nhọt, nước ăn chân, mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa, chàm, vẩy nến… Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể dùng lá trầu không để chữa bệnh vì độ lành tính và an toàn.

Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng công nhận là trầu không chứa các hoạt chất chống oxy hóa, hợp chất phenol, tanin, tinh dầu, vitamin… có tác dụng diệt khuẩn, chữa các bệnh ngoài da do vi khuẩn, vi nấm rất hiệu quả.

Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không

Trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị chàm sữa, cha mẹ có thể chữa chàm sữa cho trẻ bằng lá trầu không theo hai cách sau đây:

Cách 1: Chữa chàm sữa bằn cách thoa nước lá trầu không

Cha mẹ đem lá trầu không rửa sạch rồi giã nát, vắt lấy nước trầu không thoa lên vết chàm sữa trên da bé. Cha mẹ nên thoa vào buổi tối rồi chờ nước lá trầu không khô lại thì cho bé đi ngủ, sáng hôm sau dậy thì rửa mặt với nước sạch cho bé. Thực hiện liên tục khoảng 3-5 lần là vết chàm sữa sẽ khỏi hẳn.

Cách 2: Chữa chàm sữa bằng cách tắm nước lá trầu không 

Cha mẹ lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, cắt nhỏ rồi đun với nước sôi hoặc hãm trong nước sôi rồi chờ nước nguội thì dùng nước này tắm cho trẻ. Nên thực hiện mỗi ngày để làm sạch da, sát khuẩn và chống viêm da, cải thiện tình trạng chàm sữa cho bé.

Để phát huy hiệu quả chữa chàm sữa nhanh chóng, cha mẹ có thể kết hợp hai cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không trên đây với nhau. Đồng thời, chú ý chăm sóc trẻ đang bị chàm sữa như sau:

  • Tránh cho bé ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản,  trứng, đậu phộng, cà chua, thực phẩm lên men…
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, mềm mại, không cho trẻ mặc quần áo có chất liệu len hoặc sợi tổng hợp để tránh gây ngứa, bí da.
  • Không cho trẻ tắm nước nóng, chỉ nên tắm nước âm ấm; không tắm với xà phòng hay sữa tắm có tính chất tẩy rửa mạnh.
  • Tránh để bé đổ nhiều mồ hôi, ẩm ướt, thay tã lót cho bé thường xuyên để không gây bí hãm khiến bé bị ngứa, khó chịu.

Trong trường hợp bé bị chàm sữa kéo dài mà không có dấu hiệu chuyển biến tốt, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng loại thuốc phù hợp với tình trạng của bé. Không nên tự ý tự ý mua và sử dụng thuốc vì có thể dùng sai thuốc có chứa nhiều corticoid gây hại cho làn da của bé.

BẠN NÊN THAM KHẢO THÊM:

3/5 - (2 bình chọn)

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn