Bệnh viêm da tiết bã ở trẻ em và những điều cần lưu ý

Bệnh viêm da tiết bã ở trẻ em là một loại bệnh về da thường gặp, mạn tính. Vì trẻ em còn nhỏ tuổi chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh. Nên các bậc phụ huynh cần lưu ý và tìm hiểu rõ về bệnh để giúp trẻ điều trị bệnh tốt hơn. Bệnh với những đặc trưng có vảy bong tróc, lớp da dưới vảy có màu hồng. Bệnh chủ yếu tập trung ở các vùng có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như da mặt, da đầu. Vì vậy nên được gọi là bệnh viêm da tiết bã. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số thông tin về bệnh viêm da tiết bã ở trẻ và những điều cần lưu ý. Các bậc cha mẹ nên đọc để biết thêm thông tin chi tiết.

viem-da-tiet-ba-o-tre-va-nhung-dieu-can-luu-y1

Tránh nhầm lẫn giữa bệnh viêm da tiết bã với các bệnh khác

Đối với trẻ em khác người lớn, khi viêm da tiết bã mới bắt đầu những biểu hiện thường không quá rõ ràng. Không xuất hiện đột ngột dấu hiệu của bệnh. Vì vậy, khiến cho nhiều người hay thường xuyên nhầm lẫn với một số bệnh da liễu khác như viêm da tiếp xúc dị ứng hay bệnh lang ben.

Chính vì vậy, khi thấy những biểu hiện của bệnh như có vảy nhờn, nổi ban đỏ, ở trẻ nhỏ đầu có quá nhiều cứt trâu thì các mẹ nên đưa trẻ đi khám kịp thời và có phương pháp chữa trị đúng đắn.

Vì sao trẻ em lại dễ mắc bệnh viêm da tiết bã?

Khi mắc bệnh viêm da tiết bã ở trẻ, thường có những biểu hiện như có các lớp vảy bong tróc, dưới lớp vảy da có màu hồng. Thường xuất hiện chủ yếu ở vùng đầu và vùng mặt của trẻ.

viem-da-tiet-ba-o-tre-va-nhung-dieu-can-luu-y2

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh viêm da tiết bã, vì trẻ em còn nhỏ sức đề kháng còn yếu không đủ sức chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Một số vi nấm gây bệnh như Malasssezi furfur. Đây là loại vi nấm ái mỡ thường sống ở các tuyến bã nhờn. Ngoài ra có thể do yếu tố di truyền từ cha mẹ. Hoặc do môi trường ô nhiễm, bé tiếp xúc với nhiều chất độc hại. Từ đó bị mắc bệnh viêm da tiết bã.

Viêm da tiết bã ở trẻ thường kéo dài bao lâu?

Bệnh viêm da tiết bã ở trẻ nếu không có biện pháp điều trị đúng đắn có thể khiến bệnh nặng hơn. Tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều tháng hay nhiều năm, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Thông thường mục đích của điều trị bệnh là kiểm soát triệu chứng của bệnh. Vì không có nguyên nhân đặc hiệu nào gây ra bệnh viêm da tiết bã. Nên điều trị dứt điểm bệnh rất khó có thể không thực hiện được.

Triệu chứng bệnh thay đổi từ nhẹ đến trung bình. Dấu hiệu thường gặp là bong tróc vảy, các mảnh da khô ở da đầu hoặc các mảng hồng ban tróc vẩy màu trắng hoặc vàng ở sau tai, nếp má mũi, lông mày, lông mi, nách, bẹn.

Làm thế nào để nhận biết bệnh viêm da tiết bã ở trẻ em?

Đối với trẻ nhỏ mắc bệnh viêm da tiết bã thường chia ra hai nhóm với những biểu lâm sàng khác nhau, cụ thể như sau:

Trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ: Ở nhóm này thường thấy nhất là nhiều vảy nhờn, dính, thường tập trung ở đỉnh đầu. Có thể tạo thành  lớp dày, lan tỏa khắp da đầu, trong dân gian gọi là cứt trâu. Vị trí thường tiếp theo là viêm da vùng tã lót, vì vùng này thường xuyên mặc tã nên dễ mắc bệnh. Thường biểu hiện đỏ da  nhiều hơn là có vảy. Ngoài ra có thể gặp ở mặt, vùng nếp gấp ở sau tai, vùng nách, vùng bẹn.

viem-da-tiet-ba-o-tre-va-nhung-dieu-can-luu-y3

Trẻ lớn vị thành niên và người lớn: Ở nhóm này hầu hết biểu hiện dưới dạng vảy da đầu, mà trong dân gian gọi là gàu. Có thể dưới dạng mảng vảy kèm ít hồng ban ở các vị trí có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Có thể ở giữa lông mày, giữa trán giữa 2 lông mày, nếp gấp mũi má, quanh mí mắt, sau tai, trước xương ức, giữa xương bả vai, dưới nếp gấp vú, rãnh sau tai, ống tai ngoài.

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm da tiết bã ở trẻ

Bệnh viêm da tiết bã ở trẻ thường không gây nguy hiểm. Chỉ gây ít nhiều  khó chịu và đặc biệt ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ.

Viêm da tiết bã ở trẻ nhũ nhi có tiên lượng tốt, tự giới hạn và hầu hết đáp ứng rất tốt với điều trị tại chỗ thích hợp.

Với trẻ lớn vị thành niên và người lớn thì thường cần phải điều trị kéo dài hơn.

Trẻ em ở độ tuổi nào dễ mắc bệnh viêm da tiết bã?

Viêm da tiết bã ở trẻ hay bệnh viêm da tiết bã nhơn là một bệnh lý mạn tính thường gặp ở những người da nhờn, da có nhiều dầu hoặc trẻ em. Tại những vùng có tuyến bã hoat động mạnh như ngực, lưng, mặt, đầu thì thường thấy những dấu hiệu của bệnh này.

viem-da-tiet-ba-o-tre-va-nhung-dieu-can-luu-y4

Trẻ em thường mắc phải bệnh viêm da tiết bã trong khoảng thời gian từ lúc 2 tuần đến 10 tuần tuổi. Vì đây là thời điểm mà tuyến bã nhờn hoạt động mạnh nhất và thường sẽ hết lúc 8 đến 12 tháng tuổi. Hoặc cũng có thể sẽ xuất hiện lại khi ở tuổi dậy thì. Chính vì thế trong khoảng thời gian trên các bạn cần nên chú ý đến những dấu hiệu trên da của bé. Đặc biệt là tại những vùng như mặt, đầu, bẹn, nách, gáy, đằng sau vành tai….của bé để phát hiện kịp thời. và có biện pháp chữa trị kịp thời.

Người bị bệnh viêm da tiết bã nên lưu ý những gì?

Theo lời khuyên của các bác sĩ da liễu, khi mắc bệnh viêm da tiết bã bệnh nhân cần lưu ý một vài điều sau:

-Nên ăn thịt lợn, các loại cá sông có tính lành. Đặc biệt không nên ăn thực phẩm ở dạng sống như gỏi, nem.

-Ăn nhiều rau xanh, vì rau xanh là thực phẩm tốt cho làn da. Hạn chế da tiết nhờn và giúp làn da luôn tươi trẻ

-Ăn nhiều hoa quả, những loại trái cây như cam, quýt, bưởi, cà chua, đu đủ rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là đối với làn da

-Nên uống các loại trà thanh nhiệt như trà atiso, trà thảo mộc, trà tiêu độc, giải độc gan và bổ trợ cho thận giải độc

-Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất là 2 lít nước. Việc cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể là một điều cần thiết cho bệnh viêm da tiết bã để hạn chế việc bong tróc da khi da bị khô.

viem-da-tiet-ba-o-tre-va-nhung-dieu-can-luu-y5

-Không nên tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại.

-Không nên ăn quá nhiều đồ cay, nóng, những đồ chiên xào và những món ăn vặt vỉa hè.

-Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt, nhiều chất béo

Những loại thực phẩm này sẽ làm cơ thể bạn nóng hơn, tăng tiết dầu trên da. Khiến cho tình trạng bệnh viêm da tiết bã khó thuyên giảm và có khả năng phức tạp hơn. Đồng thời những thực phẩm này cũng không hề tốt cho các loại bệnh ngoài da.

Nếu bệnh ở mức nhẹ, bệnh nhân viêm da tiết bã chỉ cần bôi thuốc tại nhà và chú ý nên ăn gì và không nên ăn gì khi mắc bệnh. Kiên trì một thời gian các triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã sẽ giảm hoặc có thể hoàn toàn biến mất.

Nhưng nếu tình trạng bệnh quá nặng, gây ngứa, rát và khó chịu cho người bệnh. Đã dùng một số thuốc bôi ngoài mà vẫn không thuyên giảm và hiệu quả. Lúc này bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh.

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:10 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn