Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Viêm da mủ ở trẻ em khiến nhiều mẹ vô cùng lo lắng và tìm mọi giải pháp để giảm nhanh tình trạng bệnh cho trẻ. Tuy nhiên bậc phụ huynh không nên quá vội vàng bởi nếu điều trị sai cách cho con sẽ khiến làn da của bé chịu nhiều hệ lụy xấu.

Nguyên nhân dẫn đến viêm da mủ ở trẻ em là gì? Biểu hiện và cách điều trị ra sao là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh khi con em mắc bệnh. Tất cả những thắc mắc trên của bạn đọc ban biên tập sẽ giải đáp ngay trong bài viết này.

Viêm da mủ ở trẻ em
Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Bệnh viêm da mủ ở trẻ em là gì?

Bệnh viêm da mủ ở trẻ em là một dạng bệnh lý về viêm nhiễm da rất dễ xuất hiện vào mùa hè. Bởi khi thời tiết nóng bức cơ thể của bé tiết ra nhiều mồ hôi đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại, các loại vi khuẩn, virus xâm nhập, sinh sôi và hình thành nên bệnh. Căn bệnh này khiến làn da của bé nổi lên các hạt li ti tạo thành một mảng lớn gây khó chịu. Bên cạnh đó bệnh rất khó điều trị, dễ tái phát và thường xuyên gây tổn thương cho da.

Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm da mủ ở trẻ em

Ngoài sự xâm nhập của các tác nhân gây hại do thời tiết nóng bức, trẻ em tiết nhiều mồ hôi, viêm da mủ còn xuất hiện với những nguyên nhân sau:

  • Da của trẻ nhỏ mỏng nên rất dễ bị tổn thương khi không cẩn thận trong các hoạt động. Chính sự tổn thương này sẽ khiến các vi khuẩn xâm nhập và hình thành nên bệnh
  • Sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện và không đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Mẹ chăm sóc và tắm cho bé không đúng cách
  • Trẻ mang tả (bỉm) hằng ngày khiến những vị trí da xung quanh bẹn ẩm ướt, hầm hơi tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại sinh sôi.
  • Vải quần áo khô cứng gây lên hiện hiện tượng ma sát da và kích thích quá trình dị ứng
  • Phòng ngủ của trẻ không được vệ sinh sạch sẻ, không thông thoáng, ngột ngạt.

Biểu hiện của bệnh viêm da mủ ở trẻ em

Bệnh viêm da mủ ở trẻ em được chia thành 2 dạng gồm: Viêm da mủ do liên cầu và viêm da mủ do tụ cầu. Với mỗi dạng bệnh, trẻ sẽ gặp phải những dấu hiệu cũng như triệu chứng vô cùng khác nhau.

Biểu hiện của bệnh viêm da mủ ở trẻ em
Những biểu hiện của bệnh viêm da mủ ở trẻ em mẹ nên lưu ý

Biểu hiện của viêm da mủ do liên cầu

Nếu trẻ mắc phải bệnh viêm da mủ do liên cầu, ba mẹ sẽ nhận thấy những triệu chứng xuất hiện ở cơ thể bé như sau:

Chốc (mụn mủ)

Khi bệnh vừa tái phát, trên da của trẻ sẽ xuất hiện các bọng nước. Vài ngày sau đó những bọng nước này sẽ biến thành bọng mủ, dịch mủ ẩn sâu dưới da và trồi lên từ dưới chân bọng nước. Thông thường các đốm mủ này sẽ tự vỡ, đóng thành các lớp vảy, đồng thời tiết ra dịch màu vàng.

Ngoài ra khi ba mẹ giúp bé cậy các lớp vảy sẽ nhận thấy bên trong có lớp da non màu đỏ, hơi ẩm ướt. Nếu chốc xuất hiện trên đầu sẽ làm cả da đầu, tóc bết dính lại với nhau khiến vùng da bị viêm nhiễm và có khả năng lan rộng qua những vị trí da khác.

Hàm kẽ

Tại những vị trí da gấp lại như kẽ tay, kẽ chân, kẽ cổ, mông, sau tai… rất dễ bị hăm do ẩm ướt. Bên cạnh đó những vùng da viêm cũng sẽ xuất hiện những đám đỏ, tiết dịch có màu vàng, viền da trở nên mỏng, trượt khiến bé luôn trong tình trạng đau rát, quấy khóc.

Biểu hiện của viêm da mủ do tụ cầu

Viêm da mủ do tụ cầu sẽ khiến trẻ bị tổn thương tại vùng nang lông, viêm nang lông (viêm lỗ chân lông). Đồng thời xuất hiện những biểu hiện như sau:

Viêm nang lông nông

Vị trí nang lông bị viêm sẽ xuất hiện dấu hiệu sưng đỏ, đau rát, vài ngày sau xuất hiện mụn mủ nhỏ. Các mụn mủ sau khi khô lại sẽ tạo nên những lớp vảy, không gây ngứa. Vài ngày sau các lớp vảy sẽ tự khô, bong ra ngoài mà không để lại sẹo.

Viêm nang lông sâu

Viêm nang lông sâu sẽ khiến lỗ chân lông bị viêm, sưng tấy, đồng thời cũng xuất hiện những đám mụn mủ xung quanh những vị trí viêm nhiễm này. Các mụn mủ có kích thước lớn nhỏ khác nhau, mọc riêng lẻ hoặc mọc thành chùm tạo nên những mảng màu đỏ, bề mặt các mụn khô cứng, mủ chảy ra khi các mẹ nặn cho con.

Không giống như viêm nang lông nông, viêm nang lông sâu gây ngứa và rất dễ bị viêm nhiễm.

Nhọt

Các mụn nhọt xuất hiện với một lượng mủ bên trong gây đau rát, sưng đỏ và chứa độc tính cao. Khi không cẩn thận, nhọt sẽ vỡ và xuất hiện nhiều ngòi bên trong gây cảm giác đau nhức, xuất hiện trong một một thời gian sẽ khiến sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé giảm sút. Bên cạnh đó mụn nhọt còn có khả năng gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn huyết dẫn đến tử vong.

Cách điều trị viêm da mủ ở trẻ em

Viêm da mủ ở trẻ em là một bệnh lý có khả năng gây nên biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong. Do đó nếu bậc phụ huynh nhận thấy bé có những dấu hiệu bất thường hoặc chắc rằng bé đang mắc bệnh viêm da mủ, cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế và báo ngay tình trạng bệnh cho bác sĩ chuyên khoa. Tại đây các bác sĩ sẽ làm kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, ra hướng xử lý và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể hỗ trợ quá trình chữa bệnh cho bé bằng những việc sau:

Tắm và làm ẩm da cho bé

Dựa trên nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã chỉ ra rằng việc tắm và vệ sinh da sạch sẽ cho bé sẽ hỗ trợ quá trình chữa bệnh cho bé diễn ra một cách suông sẻ, giúp da bé mau chống phục hồi.

Tắm và làm ẩm da cho bé
Tắm và làm ẩm da cho bé giúp điều trị viêm da mủ ở trẻ em hiệu quả

Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý không nên tắm cho bé bằng nước quá ấm vì nước ấm sẽ làm khô da. Sau khi tắm xong hãy dùng một chiếc khăn mềm thấm nước và nhẹ nhàng lau khô người cho bé. Các mẹ tuyệt đối không nên chà xát lên da của bé vì sẽ khiến da bị tổn thương gây nên tình trạng viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, sau khi tắm cho bé xong hãy dùng một ít kem dưỡng ẩm thoa đều lên vùng da bệnh của bé. Điều này sẽ giúp cung cấp độ ẩm cho da, giúp da bé mềm hơn, mịn hơn và ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn từ bên ngoài

Lựa chọn xà phồng tắm phù hợp

Các mẹ nên chọn cho bé những loại xà phồng dịu nhẹ, không có mùi thơm, không gây kích ứng da và chuyên dùng cho những làn da nhạy cảm.

Ngoài ra, khăn tắm, mền, chiếu, gối, quần áo của bé… tất cả phải được giặt bằng những loại xà phồng không có mùi, không có chất tẩy. Bên cạnh đó mẹ cũng không nên sử dụng các loại nước xả vải vì những hoạt chất trong sản phẩm này có khả năng khiến bệnh tình của bé trở nặng thêm, gây nên tình trạng dị ứng da.

Để da bé thông thoáng

Mẹ nên mặc cho bé những bộ quần áo mỏng, nhẹ, vải mềm và tự nhiên để giúp da bé được thông thoáng hơn. Tránh mặc cho bé những bộ đồ bó sát người, vải cứng vì sẽ khiến da bé bị trầy xước, gây nên tình trạng kích ứng da.

Tránh gãi hoặc chà xát mạnh lên vùng da bé

Mẹ có thể giúp bé dịu đi những cơn ngứa rát bằng cách dùng tay xoa nhẹ lên vùng da bệnh. Tuy nhiên mẹ không được dùng tay hoặc các vật dụng gãi hoặc chà xát lên da bé, nhất là những vị trí viêm bởi những hành động này sẽ khiến da bé tổn thương, viêm nhiễm và khiến bệnh trở nặng thêm.

Ngoài ra mẹ nên cắt móng tay và mang gân tay cho bé để tránh trường hợp bé gãi vì ngứa.

Tránh cho bé sử dụng những loại thực phẩm gây dị ứng

Mẹ cần tránh sử dụng cho bé những loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng da vì sẽ khiến da bé bị dị ứng. Những loại thực phẩm nên tránh bao gồm: Sữa bò, các loại trứng, đậu nành, đậu phộng, lúa mì, cá, các loại hải sản…

Không được tự ý cho bé dùng thuốc

Các mẹ tuyệt đối không nên tự ý đoán bệnh, tự ý mua thuốc và bôi thuốc cho bé mà không theo bất cứ một đơn thuốc nào của bác sĩ. Bởi nếu sử dụng sai thuốc, bệnh của bé sẽ tiến triển sang một mức độ nghiêm trọng hơn và gây nên các biến chứng nguy hiểm.

Trước khi muốn sử dụng thuốc cho bé, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Viêm da mủ ở trẻ em nếu được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp bệnh tình mau chóng thuyên giảm và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường từ bé, giúp bé mau chóng khỏi bệnh.

Kim Linh

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:12 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn