Các bệnh về da thường gặp ở trẻ nhỏ nên đề phòng

Làn da của trẻ nhỏ rất mỏng manh và non nớt nên thường dễ bị tổn thương. Chưa kể, sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ chưa được hoàn thiện nên vi khuẩn và virus dễ xâm nhập và gây bệnh. Cha mẹ nên tìm hiểu kiến thức cơ bản liên quan đến các bệnh về da thường gặp ở trẻ nhỏ để  đề phòng và chăm sóc sức khỏe cho các bé tốt hơn.

Các bệnh về da thường gặp ở trẻ nhỏ cha mẹ nên đề phòng

1- Bệnh chàm sữa

Chàm sữa thường xuất hiện ở trẻ nhỏ trên 3 tháng tuổi, được biểu hiện bởi những nốt mụn nhỏ li ti xuất hiện hai bên má rồi lan đến trán và cằm. Các mụn này nhanh vỡ, rớm dịch và khiến da bị ửng đỏ. Sau đó, vết vỡ sẽ đóng vảy và khiến trẻ cảm thấy ngứa da. Bệnh này có thể tái phát nhiều lần, sau 2 tuổi bệnh sẽ hoàn toàn biến mất nên cha mẹ cần chăm sóc bé cẩn thận, chú ý giữ vệ sinh da bé sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

2- Mụn nhọt

Mụn nhọt là tình trạng viêm nang lông và các tổ chức xung quanh, chủ yếu là do tụ cầu khuẩn gây ra. Ban đầu, mụn đỏ và sưng rồi nóng, gây đau nhức. Từ từ, mụn trở nên mềm và vỡ ra, chảy mủ và để lại sẹo. Mụn nhọt có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trên da bé, khiến bé đau, quấy khóc và biếng ăn, khó ngủ. Môi trường sống ẩm thấp, nóng bức, vệ sinh da kém, ăn uống nhiều đồ ngọt, ít uống nước hoặc ít ăn rau xanh và trái cây thường dễ bị mụn nhọt. Cha mẹ nên chú ý để điều chỉnh cho phù hợp để ngăn ngừa bệnh.

3- Bệnh chốc lở 

Trẻ bị chốc lở chủ yếu là do vi khuẩn, vi nấm gây ra. Biểu hiện của chốc lở là những mụn nước đỏ hình tròn, dẹp, dễ vỡ và chảy nước mủ, sau đó đóng thành một lớp vảy màu vàng nâu. Các tổn thương loét này có thể xuất hiện khắp cơ thể nhưng chủ yếu là vùng đầu, mặt, quanh miệng, mũi, cổ, tay chân, lưng bụng. Chốc lở có thể lan sang các vùng da gần đó, lây qua tiếp xúc hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân. Sau lớp vảy vàng bong đi sẽ để lại vết thâm rất lâu. Cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ da của của trẻ mỗi ngày và đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu trên đây.

4- Ban nhiệt/rôm sảy 

Ban nhiệt hay rôm sảy là một bệnh ngoài da rất thường gặp ở trẻ nhỏ do bị tắc ống tuyến mồ hôi. Ban nhiệt/rôm sảy thường xuất hiện ở đầu, cổ, vai của trẻ do cha mẹ cho trẻ mặc quần áo quá dày, kém thông thoáng hoặc do thời tiết nóng bức. Khi đó, ở các vùng da này sẽ nổi các mụn nhỏ màu đỏ hoặc hồng. Vì vậy, trong thời tiết nóng bức, cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, thấm hút tốt để phòng bệnh nhé.

5- Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là căn bệnh dễ lay lan và lây truyền thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ bị thủy đậu thường hay sốt cao, da nổi các bọng nước khắp người và có thể kèm theo từng đợt vỡ bọng nước gây đau rát. Sau khi các bọng nước này vỡ ra sẽ khô lại và đóng vảy, dễ để lại sẹo lớn. Cha mẹ cần tiêm phòng vacxin thủy đậu từ sớm cho trẻ để ngừa bệnh. Trường hợp trẻ bị thủy đậu thì phải vệ sinh cẩn thận và điều trị đúng cách để hạn chế viêm nhiễm da và vết sẹo.

6- Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do virus Coxsackie gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. bệnh này biểu hiện bằng cơn sốt, sau đó gây đau miệng, đau họng, ho và phát ban không ngứa. Ban mụn nước nổi ở miệng, tay và chân hoặc cả mông. Bệnh tay chân miệng thường lây qua đường hô hấp như tiếp xúc với dịch mũi, nước bọt khi người bệnh ho, hắt hơi. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây biến chứng viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp… nên cha mẹ cần phát hiện sớm và đưa trẻ đi điều trị kịp thời.

7- Bệnh chàm (Eczema)

Bệnh chàm còn được gọi là Eczema, là bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ em có thể là do cơ địa dị ứng và hen suyễn, thường gặp ở những trẻ có hệ miễn dịch kém, nhạy cảm. Chàm gây phát ban trên da trẻ, khô da và ngứa dữ dội. Chàm có nhiều dạng, trong đó, viêm da cơ địa là dạng phổ biến nhất.

 8- Mề đay mẩn ngứa

Những trẻ có cơ địa mẫn cảm thường rất dễ mắc bệnh mề đay mẩn ngứa do cơ thể bị các dị nguyên bên ngoài tấn công và gây dị ứng. Bệnh xuất hiện khi trẻ khoảng 2-3 tháng tuổi và có thể mất dần khi trẻ lớn lên. Cách nhận biết trẻ bị mề đay mẩn ngứa là quan sát trên da trẻ sẽ thấy nổi mẩn và ngứa, mụn nước ở hai bên má, mặt hoặc toàn thân. Các mụn này sẽ vỡ ra rồi đóng vảy khiến da trẻ bị khô ráp và ngứa ngáy. Cha mẹ nên phòng ngừa bệnh cho trẻ bằng cách hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng da như thực phẩm dễ dị ứng, chất tẩy rửa của người lớn. Đồng thời, vệ sinh cho trẻ hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Nếu trẻ mắc bệnh, cần đưa trẻ tới bệnh viện để điều trị nhanh chóng.

Các Mẹ nên quan tâm : Cách chữa mày đay ở trẻ em an toàn

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:10 - 03/10/2021

Bình luận (1)

  1. Phạm Hoàng Phố says: Trả lời

    Bệnh chốc lở ở trẻ điều trị ở bệnh viện tuyến huyện được không

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn