Bệnh chàm vi khuẩn: Nguyên nhân và cách phòng bệnh

Một trong những thể bệnh chàm khá phổ biến và thường gặp là bệnh chàm vi khuẩn. Spins are available to registered users only when they hola que asiendo no as ido al casino meet the wagering requirements.  Bất cứ ai cũng có khả năng mắc bệnh chàm vi khuẩn, không phân biệt độ tuổi và giới tính. Tìm hiểu các nguyên nhân và cách phòng bệnh chàm vi khuẩn sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh chàm vi khuẩn

Chàm là căn bệnh viêm da với các hình thể lâm sàng khác nhau. Trong đó, bệnh chàm vi khuẩn là một trong những thể bệnh chàm khá phổ biến và thường gặp. Nếu nguyên nhân gây bệnh chàm nói chung là do cơ địa dị ứng và tác nhân gây kích thích từ bên trong hay bên ngoài thì ở bệnh chàm dị ứng, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự kích thích từ kháng nguyên của nấm, vi khuẩn, sang chấn…

Đặc điểm của bệnh chàm vi khuẩn là những tổn thương không đối xứng nhưng có giới hạn rõ ràng. Ngoài tình trạng da mặt bị ngứa và nổi mụn nước thì còn xuất hiện ổ nhiễm trùng lân cận như hăm kẽ, chốc, nhọt, chốc mép, lẹo, viêm quanh móng, nốt đỉa cắn, vết mổ bẩn, ở nhiễm trùng da… Hoặc cũng có thể là các nhiễm khuẩn nội tạng như viêm xoang, viêm tai xương chủm, viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm thận, viêm phần phụ, viêm tử cung,…

Nếu được phát hiện và điều trị sớm, điều trị đúng cách, loại bỏ triệt để các ổ nhiễm khuẩn thì bệnh chàm vi khuẩn sẽ giản dần và khỏi hẳn. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài, không chỉ gây ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của làn da mà còn gây hại cho sức khỏe người bệnh bởi các biến chứng về sau.

Chia sẻ mẹo hay: Cách chữa bệnh chàm da bằng dầu dừa

Cách phòng tránh bệnh chàm vi khuẩn

Bất cứ ai cũng có khả năng mắc bệnh chàm vi khuẩn, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Vì vậy, mọi người cần có biện pháp phòng tránh căn bệnh này. Với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh chàm vi khuẩn thì cần chủ động phòng bệnh ngay từ lúc sớm bằng cách tránh tiếp xúc với các dị nguyên như các thực phẩm có khả năng gây dị ứng, hóa chất, nước tẩy rửa, cao su, nước sơn hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý tránh gây nhiệt cho cơ thể.

Uống đủ lượng nước cho mỗi ngày (2-2,5 lít) là điều cần thiết để phòng bệnh chàm vi khuẩn. Nước giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể và giúp các cơ quan trong cơ thể vận hành hiệu quả. Ngoài nước lọc, người bệnh có thể sử dụng các loại trà thanh nhiệt như trà hoa hòe, trà xanh, trà hoa cúc, trà actiso, trà bí đao hay nước ép trái cây từ cam, chanh, bưởi, táo… để giải độc cơ thể, bài trừ độc tố và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần giữ vệ sinh da sạch sẽ và thông thoáng, tránh các tổn thương da, cọ xát, gãi làm bong tróc da tạo cơ hội cho vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Nếu phát hiện mình có các biểu hiện bất thường của bệnh chàm vi khuẩn, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện khám và tích cực điều trị dứt điểm để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện.

Bạn cần biết: Phòng và trị bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 07:46 - 29/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn