Bệnh chàm dị ứng là gì ?
Bệnh chàm dị ứng là bệnh viêm da dị ứng, thường bùng phát rồi tự khỏi sau một thời gian có thể do nhiều nguyên nhân như cơ địa, di truyền, các dị nguyên… Chàm dị ứng khiến làn da của người bệnh nóng, ngứa, khô và tróc vảy, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Bệnh chàm dị ứng là gì ?
Chàm dị ứng thường được gọi là viêm da dị ứng, một căn bệnh mạn tính thường gặp ở da. Nguyên nhân gây bệnh chàm dị ứng chưa được xác định chính xác nhưng các chuyên gia không loại trừ các yếu tố về cơ địa, dị nguyên, di truyền… Những người có cơ địa dễ dị ứng với thức ăn, xà phòng, hóa chất, thời tiết, độ ẩm không khí… thường có nguy cơ bị chàm dị ứng rất cao. Bên cạnh đó, những người bị chàm dị ứng có thể mắc đồng thời một số bệnh lý khác như hen suyễn hay viêm mũi dị ứng.
Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc phải bệnh chàm dị ứng, thường gặp ở những trẻ dưới 5 tuổi. Những trẻ bị chàm dị ứng có thể cải thiện dần và khỏi hoàn toàn nhưng cũng có khi tái phát cho đến tuổi trưởng thành.
Triệu chứng của bệnh chàm dị ứng
Triệu chứng dễ nhận biết của bệnh chàm dị ứng là những mảng da màu đỏ hoặc xám nâu xuất hiện ở mí mắt, cổ, ngực, cổ tay, tay, chân, mắt cá, bên trong khuỷu tay hoặc đầu gối, chủ yếu là những vùng da có nếp gấp. Những mảng da này thường dày, sẩn, khô và bong tróc vảy, gây ngứa ngáy nhất là vào buổi tối. Chúng thường rất nhạy cảm nên dễ bị sưng lên nếu bị bệnh nhân cào hoặc gãi.
Các biểu hiện của bệnh chàm dị ứng ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn thường không đồng nhất. Ở trẻ sơ sinh, chàm dị ứng xuất hiện khi trẻ được khoảng 2-3 tháng tuổi, các mảng da khô thường xuất hiện trên vùng mặt và da đầu khiến trẻ ngứa ngáy nên quấy khóc, mất ngủ. Ở trẻ trên 2 tuổi, chàm dị ứng nổi nhiều ở các vùng da nếp gấp như phát ban ở nếp gấp khuỷu tay, đầu gối và trở nên thô dày do bị trẻ cào gãi. Với người lớn, chàm dị ứng xuất hiện trên khắp cơ thể khiến da bị bong khô và tróc vảy, gây ngứa ngáy kinh khủng mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể cảm giác đau ở vùng da bị chàm dị ứng, các màng da này có thể bị nhiễm trùng gây mủ hoặc đóng vảy vàng. Người bệnh bị mất ngủ và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, thị lục bị giảm… Nếu gặp phải những triệu chứng trên đây, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Cách chăm sóc cơ thể khi bị chàm dị ứng
Khi bị chàm dị ứng, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên, các yếu tố có khả năng khiến bạn bị chàm dị ứng như một số thực phẩm, xà phòng, hóa chất tẩy rửa,… để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh nên dưỡng ẩm da nhiều lần trong ngày bằng kem dưỡng ẩm, nhất là sau khi tắm xong. Khi tắm, bạn có thể pha bột baking soda hoặc bột yến mạch vào nước ấm để tắm. Sau đó tắm lại bằng nước rồi lau khô và bôi thuốc, bôi kem dưỡng ẩm. Bệnh nhân cần kiềm chế việc cào gãi để tránh làm tổn thương da nặng hơn, đồng thời bôi chất chống ngứa, băng ép giữ mát và ẩm cho vùng da bị chàm, cắt móng tay và đeo găng khi ngủ để bảo vệ da tránh việc cào gãi.
BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:
Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021
cho e hỏi, chân e từng bị thương mất 1 lớp da, sau đó lớp da đó lành ít lâu sau e cảm thấy vùng da đó ngứa và nổi mụn nước . do không chịu nổi e đã gảy và chỗ đó chảy nước vàng e được kê thuốc kháng sinh uống , khi hêt thuốc thì lại tiếp tục bị chảy nước vàng. khi nước vàng chảy tạo mảng màu vàng sau đó từ từ bong ra, lớp da mới có những lỗ ly ti giống như bị rổ rồi tiếp tục chảy nước vàng. vết thương của e lành rồi lại chảy nước vàng rồi lại lành.. triệu chứng như vậy là da e bị gì và biện pháp phòng ngừa và chữa tri. e cảm ơn