Cách phòng bệnh á sừng tái phát nên biết

Á sừng là bệnh ngoài da hay khư trú ở lòng bàn tay chân, kẽ ngón, da đầu,…Đây là một dạng của bệnh viêm da cơ địa không nên xem thường, rất dễ biến thành bệnh mãn tính nếu không điều trị tốt. Cùng xem cách phòng bệnh á sừng tái phát để không mắc lại căn bệnh đáng sợ này lần nữa.

Phương pháp điều trị bệnh á sừng tốt nhất hiện nay

cach-phong-benh-a-sung-tai-phat-nen-biet2

Á sừng là một dạng viêm da cơ địa dễ tái phát, cần được điều trị dứt điểm và tận gốc, sau điều trị phải tránh các yếu tố nguy cơ để bệnh mau khỏi. Vì thế, khi phát hiện có các triệu chứng của bệnh á sừng, cần đến ngay chuyên khoa da liễu hoặc các phòng khám da liễu để điều trị bệnh. Không nên tự ý mua thuốc về dùng rất dễ sinh tác dụng phụ làm da bị bội nhiễm.

Phương pháp điều trị á sừng tốt nhất hiện nay là tùy theo mức độ bệnh mà kê đơn thuốc bôi bạt sừng acid salixilic, diprosalic,..Kết hợp cùng thuốc kháng sinh tác động tại chỗ hay toàn thân, thuốc chống nấm,…

CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂM:

Cách phòng bệnh á sừng tái phát nên biết

cach-phong-benh-a-sung-tai-phat-nen-biet

Muốn bệnh khỏi nhanh và không tái phát, nên biết cách phòng bệnh á sừng tái phát sau đây:

  • Tuyệt đối không được gãi, gỡ hay làm các động tác chà xát mạnh lên vùng da bị á sừng. Khi tắm rửa cũng nên chú ý nhẹ nhàng để da không bị tổn thương.
  • Tránh tuyệt đối các hóa chất như thuốc trừ sâu, xăng dầu, nước tẩy rửa,… Hạn chế làm các công việc liên quan đến hóa chất như giặt quần áo bằng tay, lau nhà, rửa chén,…nếu bắt buộc làm thì nên đeo bao tay cao su.
  • Nếu được thì không nên nấu ăn vào thời gian bị bệnh á sừng, bắt buộc phải làm thì đeo bay tay bằng nhựa dẻo, không mang bao tay quá 2h.
  • Trong thời gian bị bệnh và mới khỏi bệnh thì tránh ăn tôm, cua, thịt gà, nhộng tằm, xúc xích, lạp xưởng,…
  • Tăng cường ăn các loại rau xanh, củ quả tươi, trái cây chín, ngũ cốc có nhiều vitamin A, C, D, E,…Thực phẩm nên ăn nhất là đu đủ, cà rốt, giá đỗ, rau ngót, bí đỏ, các loại đậu, bắp cải, súp lơ xanh,…Nếu ăn nhiều thực phẩm có lợi thì lớp sừng sẽ được tái tạo có chất lượng hơn, bệnh mau khỏi và không bị tái phát.
  • Bôi kem dưỡng ẩm cho da, nhất là vào mùa đông vì thời tiết hanh khô làm da dễ nứt nẻ chảy máu. Thời gian bôi kem tốt nhất là trước khi đi ngủ.
  • Vệ sinh da sạch sẽ, tắm rửa mỗi ngày 1-2 lần. Dọn dẹp nơi ở thật sạch và giặt giũ, lau chùi các vật dụng trong nhà thường xuyên. Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt và ăn uống.
Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn